hạnh phúc trong gia đình mấy năm nay, kỳ thực đều chỉ là bề nổi. Người mẹ
trước khi sang châu u đã không thể nào chấp nhận nổi sự chìm đắm của cha
cô, khi quay về, bà lại càng coi thường sự suy đồi của ông.
Trương Đình Trọng quá kém cỏi, sau khi bệnh nặng rồi xuất viện, ông
không hề giữ lời hứa quyết tâm thay đổi làm lại cuộc đời, mà ngược lại còn
không kiêng dè chế cần tẩu hút thuốc phiện, bắt đầu trở lại tình trạng như
cũ. Nhưng vì sợ vợ bỏ nhà ra đi lần nữa, nên nghĩ ra kế không chịu đưa tiền
sinh hoạt phí, để vợ mình bù tiền ra. Ông tính toán là, đời Hoàng Dật Phạn
tiêu hết tiền riêng, bà có muốn cao chạy xa bay thì cũng không cất nổi cánh.
Cách làm đó của ông thực sự quá bỉ ổi. Trương Ái Linh cũng có ấn
tượng cực kỳ sâu sắc đối với hành vi này của cha. Về sau trong rất nhiều bộ
tiểu thuyết của cô xuất hiện tình tiết người đàn ông mưu tính lừa sạch tiền
tài của người phụ nữ, ví dụ như Cái gông vàng, Mối tình khuynh thành,
Tiểu Ngải… Có thể thấy, đề tài của tiểu thuyết bắt nguồn từ cuộc sống, dù
cho Trương Ái Linh có là thiên tài, nhưng đằng sau thiên tài cũng cần
những câu chuyện đời thực bổ sung. Bối cảnh gia thế của Trương Ái Linh
chắc chắn đã trở thành suối nguồn của sáng tác, khiến văn chương của cô
sau này càng có hồn cốt, càng cảm động lòng người. Cha mẹ cô rốt cuộc
cũng ly hôn. Trải qua một thời gian cãi cọ rất dài, thậm chí cô còn mong
cha mẹ sớm kết thúc cuộc hôn nhân bi kịch của họ. Tuy cha mẹ ly hôn
không hề hỏi ý kiến của cô, nhưng trong lòng cô lại cực kỳ tán thành. Bởi
cô hiểu gia đình này cũng không thể duy trì được nữa, thời gian càng lâu,
thì sẽ càng thấy đổ nát hơn.
Thoạt đầu Trương Đình Trọng không đồng ý, nhưng ông đã sai trước, vì
ông đã coi lời hứa là cát bụi. Khi ông muốn tiếp tục cứu vãn hôn nhân một
lần nữa, Hoàng Dật Phạn chỉ nói đúng một câu: “Tim tôi đã giống một khúc
gỗ rồi!”. Nước chảy cuồn cuộn, dù là ai cũng không thể níu lại sóng tràn.
Trương Đình Trọng đành phải ký tên vào bản cam kết ly hôn. Một nét bút
nhức mắt, kết thúc cuộc hôn nhân bi kịch kiểu Trung Quốc, hoàn toàn phá