tổ chức. Do trước đó Trương Anh đã có nền tảng quốc học tương đối vững
chắc cho nên vừa nhập học là vào thẳng lớp sáu.
Năm đó, bé Trương Anh mười tuổi. Khi điền tên vào giấy chứng nhận
nhập học cho con, Hoàng Dật Phạn bỗng do dự, luôn cảm thấy hai chữ
“Trương Anh” đọc lên không kêu tai, không sinh động. Nhưng lại không
thể nghĩ ra được một cái tên hay hơn trong khoảng thời gian ngắn, thế là
tạm thời lấy cái tên tiếng Anh Eileen dịch “bừa” sang tiếng Trung, điền vào
thành “Ái Linh”. Khi ấy bà nghĩ rằng, sau này sẽ sửa lại cũng không muộn.
Nhưng bà hoàn toàn không ngờ rằng, cái tên Trương Ái Linh này sẽ làm
mưa làm gió ở toàn bộ Bến Thượng Hải, trong lịch sử văn học Trung Quốc,
cái tên ấy cũng khắc sâu một phong cách văn chương thâm trầm mà hoa lệ.
Có lẽ thời gian quá lâu, cái tên Trương Ái Linh này đã trở thành một
kiểu thói quen. Dù cho tự bản thân cô luôn bất mãn, thậm chí cảm thấy cái
tên của mình thô tục tầm thường, nhưng cuối cùng cô vẫn bình thản đón
nhận. Cô từng nói: “Tôi nguyện giữ lại cái tên tầm thường của tôi, để lấy đó
làm lời cảnh cáo với bản thân, tìm cách loại bỏ thói quen tỉa tót câu chữ của
những người có văn hóa cao, tìm thấy cuộc sống thực tế trong những thứ
tầm thường như củi, dầu, mắm, muối, xà phòng, nước và ánh mặt trời”.
Cuối cùng vẫn là Trương Ái Linh, cho dù rơi xuống hồng trần, cũng phải
ghi thấu cốt tủy.
Mùa thu năm 1931, Trương Ái Linh nhập học ở trường Nữ sinh St’s
Maria. Ngoài năng khiếu văn học bẩm sinh, thành tích các môn của cô đều
vô cùng xuất sắc. Sau khi đi học, cô vẫn duy trì học đàn piano. Ngày tháng
như khúc ca, mang đến sự tao nhã, cao quý cho những người thấu hiểu cuộc
sống, tôn trọng tình cảm. Tháng năm sẽ tình nguyện lưu giữ giùm họ tuổi
xuân ngắn ngủi, ánh xuân trong khoảnh khắc.
Khi Trương Ái Linh bắt đầu học được cách dùng chữ nghĩa để gửi gắm
tâm sự, hiểu được cách điều chế một chén tình cảm, tự mời tự uống nó, thì
vận mệnh lại một lần nữa chuyển ngoặt. Sau này, cô mới hiểu, sự vui vẻ và