xuân thì xinh đẹp, khí chất u Mỹ lãng mạn mê hoặc lòng người toát ra từ
trên người mẹ cô, khiến cô say đắm ngất ngây. Những phong cảnh tuyệt
diễm, những câu chuyện truyền kỳ của nước ngoài mà mẹ kể, khiến cô hết
lòng ngưỡng mộ và say mê. Khi ấy, Trương Ái Linh chán ghét bầu không
khí trong gia đình, không thể kìm được mong ước muốn ra nước ngoài.
Mẹ trở về, Trương Ái Linh càng không muốn quay về căn nhà của cha,
cô thường xuyên ở lì ở nhà mẹ từ sáng đến tối, đến khi trăng nhú lên mới
lưu luyến không nỡ quay về. Nhiều lần như thế, cha cô rất phật ý, ông cảm
thấy đứa con gái mà mình nuôi nấng, dạy dỗ bao năm nay, đã để hết tâm trí
ở nhà bên đó. Đặc biệt, khi Trương Ái Linh đề xuất muốn đi du học ở nước
ngoài, Trương Đình Trọng liền nổi giận, nghĩ con gái đã bị mẹ ruột xúi
giục. Mẹ kế được thể mắng nhiếc: “Mẹ mày đã ly hôn còn muốn can thiệp
vào việc nhà này. Nếu đã không thể từ bỏ được nơi này, thì sao không quay
về? Tiếc là đã muộn một bước, quay về cũng chỉ đành làm vợ lẽ thôi!”.
Sự sỉ nhục như thế, khiến nỗi căm hận của Trương Ái Linh đối mẹ kế
ngày càng tăng. Trước sau gì Trương Đình Trọng vẫn là một người bảo thủ,
Hoàng Dật Phạn và Trương Mậu Uyên ra nước ngoài, khiến ông lĩnh hội
một cách sâu sắc rằng, một người phụ nữ chỉ cần bước vào con đường của
thời đại mới, là không thể tìm lại được vẻ đẹp trang nhã truyền thống của
phụ nữ phương Đông nữa. Và quan trọng hơn nữa là, trong nhà đã phải chi
một khoản tiền khổng lồ cho hai người hút thuốc phiện, đến tiền học đàn
piano của Trương Ái Linh ông còn tiếc không cho, thì làm sao có thể tình
nguyện bỏ tiền cho cô đi du học?
Chiến tranh Tùng Hộ (13/9/1937 – 26/11/1937) bất ngờ nổ ra, toàn bộ
Bến Thượng Hải chìm trong hỗn loạn với khói lửa và thuốc súng. Có người
bỏ nhà bỏ cửa để chạy trốn, có người ngồi chờ chết, mặc sức hưởng lạc.
Trong đêm nghe tiếng pháo súng, không thể nào yên giấc. Trương Ái Linh
xin cha cho đến ở nhà người cô mấy ngày, Trương Đình Trọng biết con gái