hay tung tích, đi không biết về đâu. Một văn nhân cuồng ngạo tự phụ, một
tên Hán gian ôm đĩ rong chơi. Chỉ như thế mà thôi.
Nếu như không phải thời loạn thế Dân Quốc, có lẽ Hồ Lan Thành đã có
một cách sống khác. Có lẽ anh sẽ tuân theo quy củ, trở thành một người đàn
ông bình thường, một lòng một dạ với người vợ hiền thục, sống một cuộc
đời tĩnh lặng, một kiếp bình yên. Nhưng anh đã được định mệnh sắp đặt trở
thành một người đàn ông, phải sống một cách phóng túng buông thả như
thế trong thời loạn. Dù thế nào, là thành hay bại, là vua hay giặc, đều sống
theo ý mình. Dẫu thân bại danh liệt, dẫu không có thứ gì, cũng không hề
oán hận.
Hồ Lan Thành cũng được coi là một nhân vật. Nhân vật như thế, lại
không hề dễ thấy trong dòng chảy của lịch sử. Tuy anh không chính trực,
nhưng cũng không nhu nhược; tuy anh không chung thủy, nhưng cũng
không thiếu tình nghĩa; tuy anh không từ bi, nhưng cũng không lạnh lùng.
Một nhân vật như thế, thực sự không đủ hoàn mỹ, không đủ quang minh,
không đủ đáng yêu. Đàn ông thời Dân Quốc nhiều như đốm lửa, tại sao chỉ
có đốm lửa này chiếu sáng cho Trương Ái Linh. Mây trôi trên bầu trời Dân
Quốc có vô số đám, tại sao chỉ có một đám này gặp gỡ được Trương Ái
Linh?
Hẳn là tu luyện bao nhiêu năm, ngoái đầu nhìn lại bao nhiêu lần, bao
nhiêu duyên phận, mới có được mối tình như thế. Dẫu vui mừng kinh ngạc
vì cuộc gặp gỡ này, nhưng Hồ Lan Thành không phải sinh ra vì Trương Ái
Linh. Dù cũng muốn cùng tài nữ Dân Quốc này ngắm hết sông dài suối
nhỏ, nhưng anh không làm được. Cho nên, anh chỉ có thể phụ cô, bỏ lỡ hoa
xuân, để phụ trăng thu. Phật nói, hồng nhan bạch cốt đều là hư vọng, trúc
biếc xanh xanh đều là pháp thân, hoa vàng dợn dợn chẳng gì chẳng là Bát
Nhã[1].
[1] Trích trong Đại Châu Huệ Hải Thiền sư ngữ lục, nguyên văn:
“Thanh thanh thúy trúc tận thị chân như, uất uất hoàng hoa vô phi Bát