Nhã”, ý chỉ chân ý của Thiền không ở đâu xa, mà ở trong từng cảnh vật như
trúc biếc hoa vàng.
Có thể nói, so với Trương Ái Linh, thân thế của Hồ Lan Thành khác biệt
một trời một vực. Anh sinh ra ở thôn Hồ, làng Hạ Bác, huyện Thặng, tỉnh
Chiết Giang, tên hồi nhỏ là Nhị Sinh. Nghe nói ông nội của Hồ Lan Thành
– Hồ Tái Nguyên – từng là một ông chủ quán trà, cũng được coi là phú ông
của vùng đó, nhưng cha là Hồ Tú Minh kế thừa gia sản, lại vô duyên vô cớ
ngày càng lụn bại, đến nỗi trở thành một nông dân bình thường. Hồ Lan
Thành từ nhỏ đã thích đọc sách nhưng vì gia cảnh nghèo khó, mà để lỡ rất
nhiều cơ duyên tốt.
Vốn dĩ anh có thể an phận thủ thường dạy học ở thôn quê, cùng người
vợ bình thường của mình, sống cuộc sống trà thô cơm nhạt. Nhưng thân
trong thời loạn, tài cao khí ngạo, không cam tâm ở chốn quê mùa, thế là anh
bắt đầu bước đi trên con đường cầu học cảu cuộc đời. Năm hai mươi mốt
tuổi, Hồ Lan Thành đến Bắc Bình, vì viết thư pháp khá đẹp, nên anh đã
đảm nhận công việc sao chép văn thư ở phòng phó hiệu trưởng của trường
Đại học Yên Kinh. Sau về Chiết Giang, anh lại đảm nhiệm dạy học tại vài
trường chuyên, cuộc sống thanh bần, nhưng cũng tạm coi là yên ổn.
Nếu không phải người vợ kết tóc se tơ Ngọc Phượng đột ngột mắc bệnh
qua đời, vì không có tiền an táng cho vợ, anh phải chạy vạy khắp nơi vay
tiền, chịu đủ mọi sự lạnh nhạt và coi thường, thì có lẽ Hồ Lan Thành sẽ
không thay đổi. Cũng có thể, đây chỉ là một cái cớ. Bản tính của anh vốn là
như vậy, xông vào chính trị phức tạp, rơi xuống biển tình cuồn cuộn, là việc
tất nhiên trong cuộc đời của anh.
Sau này, Hồ Lan Thành từng nói một câu vô cùng lạnh lùng: “Trước
những tai nạn trời long đất lở, trước những việc cắt đứt ân tình, yêu đương
trắc trở của nhân thế, nếu đời tôi rơi một giọt nước mắt, là điều không thể.
Tôi khóc lớn thuở còn thơ đều là khóc trả cho mẹ, khóc to ở tuổi trưởng