đầu tiên của chính mình. Lại là một buổi chiều thứ Sáu. Chúng tôi đến trước
cửa hàng sách Tân Hoa Tư Môn Khẩu.
Ở đó đã có rất nhiều sinh viên rồi, một đám hai ba người, cũng có người
đứng đó một mình, có người đang tán gẫu với bạn đi cùng, có người đang
cầm một cuốn sách dày cộp để đọc. Trước mặt họ đều đặt một tờ giấy rộng
nửa mét vuông, bên trên viết hai chữ rất to bằng bút lông "Gia sư", bên dưới
chú thích Văn, Toán, Anh hoặc Lí, Hoá các loại. Nếu là Đại học Vũ Hán
hay Đại học Công nghiệp và Thương mại Hoa Nam còn có thể viết tên
trường khá to trên tờ giấy. Tôi và Diệp Ly cũng rút từ cặp sách ra tờ giấy
trắng viết hai chữ "Gia sư" đã được chúng tôi chuẩn bị trước rồi đứng đó.
Chúng tôi đã trở thành một loại hàng hoá như thế đấy, một loại hàng hoá rẻ
tiền bên đường, để mặc cho người ta lựa chọn, họ mua hay không mua
chúng tôi đều không thể oán trách được lời nào. Lại còn phải chịu đựng sự
kì thị của những "nhãn hiệu hàng hoá" khác nữa.
Tôi tự nói với mình rằng nhất định không thể lúc nào cũng mẫn cảm như
thế. Tôi không ngừng nói với bản thân rằng đây không phải là việc gì đáng
xấu hổ, chẳng qua là tôi muốn tự mình làm tự mình hưởng mà thôi, tôi
không muốn tăng thêm gánh nặng cho cha mẹ nữa, họ chu cấp cho tôi học
đại học đã không dễ dàng gì. Tôi không ngừng nói với mình rằng không
được tự ti, hãy nhìn xem, còn có biết bao sinh viên giống như mình, ch ẳng
phải bọn họ đều vẫn rất tốt sao? Có người còn cười nói rất vui vẻ nữa cơ.
Tôi tự nói với mình rằng, dùng những kiến thức mình đã được học để kiếm
tiền nuôi thân là việc vẻ vang, cha mẹ có biết nhất định cũng sẽ rất vui.
Nhưng mặt tôi vẫn đỏ bừng lên. Tôi có cảm giác nhiệt độ của đôi tai
mình đã vượt quá 100 độ. Tôi không dám ngẩng đầu nhìn ai. Tôi sợ gặp
người quen. Tôi lớn lên ở thành phố này, tôi đã biến mình thành thứ hàng
hoá để bày bán ở chốn phồn hoa của thành phố, tôi căng thẳng gấp trăm vạn
lần Diệp Ly. Qua lại trên những con phố này, lúc nào tôi cũng có thể đụng
phải người quen. Họ có thể là bạn học tiểu học, bạn học trung học, bạn học