họ bắt đầu tranh cãi nhau xem ai được ở lại ngôi nhà của cha mẹ để lại.
Catia thấy việc tranh cãi này thật không nên, vì thế cô nói;
– Em sẽ đến nhà ông Procopitr để sống. Bác ấy đã già yếu rồi, phải có
người chăm sóc bác ấy chứ.
Tất nhiên là các anh chị của cô đều phản đối:
– Em không thể làm thế được đâu. Bác Procopitr già yếu thật, nhưng
thiên hạ sẽ không thiếu lời đàm tiếu về chuyện này đâu.
– Em chẳng có gì phải sợ cả - Catia nói - Miễn là em sẽ không làm điều
gì không phải là được. Bác Procopitr đối với em không phải là người xa lạ,
bác ấy là cha nuôi của Danico. Em sẽ gọi bác ấy là cha.
Cô nói như vậy và bỏ đi. Nhưng cũng phải thôi, anh chị em nhà họ đâu
có yêu quý gì nhau. Ai cũng thầm nghĩ, bớt đi một người là đỡ phần tranh
cãi. Còn Procopitr thì rất vui:
– Cảm ơn cháu vì cháu đã nhớ đến ta.
Và thế là họ cùng chung sống. Ông Procopitr ngồi chạm đá, còn Catia thì
làm những công việc nội trợ, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Công
việc nhà chẳng có gì nhiều bởi vì chỉ có hai người, mà Catia lại rất nhanh
nhẹn, bởi vậy nên xong việc cô lại ngồi khâu vá đan lát. Thời gian đầu cuộc
sống của họ trôi qua một cách êm ả, nhưng sau đó, sức khoẻ của ông
Procopitr ngày càng kém đi. Ông ngồi làm việc được một ngày, thì phải
nằm nghỉ hai ngày. Catia bắt đầu suy nghĩ xem họ sẽ tiếp tục kiếm sống
như thế náo. “May vá thêu thùa không thể nuôi sống được, mà mình lại
chẳng biết nghề nào khác.” Thế là cô nói với ông Procopitr:
– Cha ơi, cha hãy dạy cho con nghề chạm đá đi cha.
Ông già bật cười đáp:
– Con làm sao vậy? Đàn bà con gái cũng muốn làm nghề chạm khắc đá
khổng tước ư? Cha chưa bao giờ nghe nói chuyện tương tự như thế này.
Nhưng dù ông già có nói như vậy thì Catia vẫn quan sát công việc của
ông. Cô giúp ông những việc có thể, như cắt đá, mài đá. Ông Procopitr bắt