V
DEDOV
Ryabinin có ý nghĩ thật ngu ngốc, khiến tôi cũng chẳng biết nghĩ thế nào về
anh ta. Đã hôm thứ ba tôi dẫn anh ta đến nhà máy kim khí, chúng tôi ở đó
cả ngày, tham quan mọi thứ, ngoài ra tôi còn giải thích cho anh ta các quy
trình sản xuất (tôi ngạc nhiên, hóa ra mình chưa quên bao nhiêu nghề của
mình), cuối cùng tôi đưa anh ta đến bộ phận nồi hơi. Ở đó người ta đang
làm một cái nồi hơi khổng lồ. Ryabinin chui vào nồi hơi và ngồi nửa tiếng
trong đó để xem người công nhân giữ đinh bằng kìm. Lúc chui ra, anh ta
xanh xám và xúc động, suốt dọc đường về chẳng nói năng gì. Hôm nay anh
ta tuyên bố với tôi, rằng sẽ bắt đầu vẽ người công nhân nặng tai đó. Ý tưởng
gì lạ vậy! Đó là thơ ca trong bùn nhơ! Ở đây tôi có thể nói, không ngại gì và
ngại ai, điều mà dĩ nhiên tôi sẽ không nói công khai trước mọi người: theo
tôi, cái dòng muzhik đó trong nghệ thuật chỉ là sự quái gở. Ai cần “Những
người kéo thuyền”[1] lừng danh của Repin kia chứ? Họ được vẽ tuyệt vời,
không có gì phải tranh cãi, nhưng chỉ có thế thôi.
[1] Bức tranh “Những người kéo thuyền trên sông Volga” của danh họa
Nga thế kỷ XIX I.E.Repin (1844 - 1930) được cho là một ví dụ tiêu biểu cho
chủ nghĩa hiện thực phê phán. Nó được triển lãm lần đầu tiên năm 1873, đã
làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trên báo chí về hội họa hiện thực và hội
họa hàn lâm (ND).
Cái đẹp, sự hài hòa, trang nhã nằm ở đâu? Chẳng phải nghệ thuật tồn tại là
để tái tạo cái tao nhã trong thiên nhiên đó sao? Đó là sự nghiệp của tôi! Chỉ
mấy ngày lao động nữa thôi là bức “Sáng tháng năm” khiêm nhường của tôi
sẽ hoàn thành. Mặt nước khẽ xao động trong hồ, những cây liễu nghiêng
mình xuống nước, phương đông cháy rực, tỏa ánh hồng lên những đám mây
tơ, một bóng phụ nữ xách thùng từ trên bờ hồ dốc đứng xuống lấy nước,
làm kinh động bầy vịt trời. Tất cả chỉ thế thôi, có vẻ như rất đơn giản, tuy