BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA - Trang 147

Đấy là toàn bộ câu chuyện nhỏ đã xảy ra ở nhà ga Mayori thuộc vùng

duyên hải Riga.

Tôi kể câu chuyện đó làm gì?

Khi bắt đầu viết câu chuyện ấy, tôi nghĩ đến một chuyện khác hẳn. Kể

cũng lạ, nhưng khi nghĩ đến ý nghĩa của những chi tiết trong văn xuôi, tôi
chợt nhớ đến câu chuyện trên và quả quyết rằng khi miêu tả câu chuyện mà
không có một chi tiết chính, không có chuyện con chó bằng tất cả hình hài
của nó tỏ ý xin lỗi ông chủ, không có cái cử chỉ ấy của con chó nhỏ - thì câu
chuyện sẽ trở thành thô hơn so với sự thực.

Nhưng giả sử ta bỏ đi những chi tiết khác như chiếc áo va-rơi vá vụng

về chứng tỏ một cuộc sống góa bụa hoặc cô đơn, những giọt tuyết tan chảy
từ trên mũ xuống, những cốc bia lạnh buốt, những đồng tiền lẻ với những
vụn rác trong túi dính vào, cả đến những ngọn cuồng phong mùa đông làm
thành những bức tường trắng từ biển kéo vào thì truyện ngắn nọ sẽ còn khô
khan hơn nữa và nhợt nhạt hơn nữa.

Trong những năm gần đây, chi tiết bắt đầu biến mất trong văn xuôi của

chúng ta, đặc biệt trong sáng tác của những nhà văn trẻ.

Không có chi tiết thì tác phẩm không sống được. Bất cứ truyện ngắn nào

cũng sẽ biến thành một cái que khô khốc dùng để xâu cá hồi sấy mà
Chekhov đã có lần nói tới. Cá hồi chẳng thấy đâu, chỉ thấy trần xì một cái
que.

Ý nghĩa của những chi tiết là ở chỗ, theo lời Pushkin, sao cho cái vặt

vãnh không dễ nhận thấy lại trở thành to lớn, lấp lánh trước mặt mọi người.

Mặt khác, lại có những nhà văn mắc bệnh quan sát khô khan và đáng

ngán. Các vị này nhồi nhét vào tác phẩm của họ hàng đống chi tiết không
lựa chọn, không hiểu rằng chi tiết chỉ có quyền tồn tại, không có nó không
xong, trong trường hợp nó thật là đặc sắc, nếu như nó có thể tức khắc lôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.