Tôi làm thơ về biển nhiều hơn cả. Lúc đó hầu như tôi chưa biết biển là
gì.
Đó không phải là một biển nào rõ rệt, không phải Hắc hải, không phải
Baltic hay Địa Trung hải, mà là một "biển nói chung" hào nhoáng. Nó gắn
lại với nhau tất cả cái phong phú của màu sắc, mọi thứ phóng đại, tất cả cái
lãng mạn viển vông không có người thực, thời gian thực và không gian địa
lý cụ thể. Lúc đó chất lãng mạn ấy bao trùm cả địa cầu trong mắt tôi như
một khí quyển dày đặc.
Đó là một biển tươi vui, có sóng bạc đầu, tổ quốc của những con tàu có
cánh và những người vượt biển gan dạ. Trên các bờ biển, những ngọn hải
đăng tỏa sáng như những viên ngọc bích. Một cuộc sống vô tư lự sục sôi
trên các hải cảng. Những cô gái duyên dáng tuyệt trần với nước da bánh
mật bị ngòi bút của tôi cuốn vào cơn lốc dục vọng.
Nói cho đúng, cùng với thời gian thơ tôi cũng bớt dần hào nhoáng. Tính
chuộng lạ cũng mất dần trong thơ.
Thât ra, tuổi ấu thơ và niên thiếu bao giờ cũng chuộng lạ, dù cho cái lạ
đó là của những xứ nhiệt đới hay của thời nội chiến.
Có ai lúc còn thơ mà không bao vây các lâu đài cổ, không chết trên
những con tàu viễn dương với những cánh buồm tơi tả nơi eo biển
Magellan hay ở Tân thế giới, không cùng với Chapaev cưỡi cỗ xe ngựa gắn
trung liên phóng băng băng trên những cánh đồng cỏ dại bên kia dãy Ural,
không đi tìm những kho báu mà Stevenson đã giấu rất tài tình trên một hòn
đảo bí mật, không nghe tiếng cờ reo trên trận địa Borodino hoặc không giúp
đỡ Mowgli trong những rừng hoang rậm rạp xứ Industan.
Tính chuộng lạ truyền cho cuộc sống một chút phi thường cần thiết cho
bất cứ ai còn trẻ và nhạy cảm. Denis Diderot đã nói rất đúng rằng nghệ