BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA - Trang 9

nhưng bên cạnh nó lại hiện ra một cuộc sống khác, với đầy đủ đường nét,
màu sắc, âm thanh và tình người. Cuộc sống ấy rõ nét đến nỗi ta có thể nhìn
thấy, nghe thấy, cảm thấy tất cả những gì thuộc về nó. Nhưng đồng thời nó
cũng mơ hồ, huyền ảo, như một cái gì không thực, không dễ có thực, nhưng
nó làm ta tin ngay rằng nó thật sự hiện hữu, sung sướng để mà tin. Bởi vì
những cái đó đúng là có thực, nhưng lại là những cái, tiếc thay, ta không thể
thấy được dễ dàng. Có lẽ, tôi đã nói điều mâu thuẫn. Nhưng, thú thật, tôi
không biết diễn tả thế nào những cảm giác mới sinh mỗi lần đọc
Paustovsky. Nguyễn Khải nói với tôi về Paustovsky thế này: "Hình như
Paustovsky thích thả sương mù vào truyện của ông ta. Cái đó làm người
đọc nhiều lúc tưởng những điều ông ta nói giống như những giấc mơ, để rồi
sau khi suy nghĩ kỹ, mới tin là chúng có thật, lúc đó họ mới phát hiện rằng
mình đã lớn thêm một chút trong tâm hồn". Tôi thấy đó là một nhận xét xác
đáng. Cái hư mà thực, thực mà hư trong Paustovsky là thế. Nói cách khác,
trong văn ông thực hư lẫn lộn - trong thực có hư, trong hư có thực.

Để làm được việc đó, nhà văn phải rất dày công nghiên cứu cuộc sống,

nghiên cứu thật tỉ mỉ, đến chân tơ kẽ tóc, nhập tâm cuộc sống mà mình
quan sát, rồi hòa mình vào nó, sống thực với nó. Đến khi ngồi vào bàn viết
thì cuộc sống ấy đã thành của mình, còn hơn của mình nữa, vì nó được
nghiên cứu, được suy ngẫm, để cuối cùng bật ra chỉ những đường nét chính,
những màu sắc chính mà thôi. Đó là cuộc sống trong sự biểu đạt tiết kiệm,
được đưa lên giấy chỉ những gì cần thiết nhất, tinh chất nhất, đẹp đẽ nhất.

Cách biểu đạt này của Paustovsky giống phong cách làm việc của những

họa sĩ Trung Hoa cổ trong trường phái quốc họa. Khác với bạn đồng nghiệp
phương Tây, những họa sĩ quốc họa Trung Hoa không bao giờ làm phác
thảo cho những bức tranh sẽ vẽ. Họ an nhiên sống trong đời, lặng lẽ quan
sát nó, lặng lẽ thu nó vào lòng, nói cách khác, họ sống như mọi người,
nhưng chăm chú quan sát cuộc sống đến mức thuộc lòng nó, chỉ đến lúc ấy
họ mới nhả tinh chất của nó ra trên giấy trên lụa. Cuộc sống được biểu đạt
theo cách ấy hiện ra ở những điểm tập trung nhất, dường như không còn lệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.