BÔNG HUỆ ĐỎ - Trang 123

Bà Mactanh mỉm cười. Nàng cho là Sulet đùa. Nhưng ông ta giận dữ phản

đối. Và Ben cho là nàng sai lầm. Theo cô, người Pháp có thiên hướng nghĩ
rằng lúc nào người ta cũng đùa.

Mọi người quay trở lại các quan niệm về nghệ thuật là những vấn đề “cơm

bữa” ở Ý.

Tôi không đủ thông thái để chiêm ngưỡng Giôttô và trường phái của ông. –

Nữ bá tước Mactanh nói – Cái làm tôi ngạc nhiên là tính nhục cảm của nghệ
thuật thế kỷ XV mà người ta gọi là nghệ thuật Cơ đốc giáo. Tôi chỉ thấy sự
kịch tin và trong sáng trong tranh của Phra Ănggiêlicô

[69]

trong lúc chúng vẫn

rất đẹp. Còn nữa, tượng gái đồng trinh và thiên thần đều mang vẻ mơn trớn,
khêu gợi nhục cảm và có khi lại có vẻ ngây thơ một cách đồi bại. Có gì là
thành kính ở các pho tượng đạo sĩ trẻ, đẹp như phái đẹp, ở tượng thánh
Xêbaxchiêng tràn đầy sức thanh xuân và giống như thần Bacuyx đau khổ của
đạo Cơ đốc?

Đơsactrơ đáp anh cũng nghĩ như nàng và cả hai người, nàng và anh, đều có

lý vì Xavônarôn

[70]

tán thành ý kiến của họ và muốn đốt hết các công trình nghệ

thuật vì không một công trình nào mang vẻ kính tin. Anh nói:

- Ở Phlôrăngx, vào thời Manphret huy hoàng

[71]

nửa theo đạo Cơ đốc nửa

theo đạo Hồi, đã có những người thuộc môn phái Êpiquya

[72]

tìm kiếm luận

chứng phản bác sự tồn tại của Thượng đế. Nhà thơ Ghiđô Cavancăngti

[73]

khinh

miệt những kẻ dốt nát tin vào linh hồn bất tử. Người ta nhắc lại câu nói của
ông: “Cái chết của con người cũng hoàn toàn giống nh cái chết của loài thú”.
Và về sau bầu không khí trong nhà thờ Thiên Chúa giáo trở nên âu sầu khi xuất
hiện tranh ảnh ca ngợi vẻ đẹp của những người đã chết tthời kỳ xa xăm. Các
họa sĩ làm việc trong các nhà thờ và tu viện đều không sùng đạo và cũng
không tinh khiết. Lơ Pêruyganh

[74]

là một người vô thần, ông không giấu giếm

điều đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.