chúng ta; chính phủ Mười sáu tháng năm chống lại những người Cộng hòa.
Còn chúng ta may mắn hơn, chúng ta chống lại cánh hữu, cánh hữu là phe đối
lập ra trò, đáng gờm nhưng thơ ngây và bất lực, rộng lớn, trung thực nhưng
không được lòng dân. Cần phải duy trì cánh hữu. Nhưng người ta đã không
biết làm như vậy. Thế và phải nói rõ là một cái đều mòn mỏi đi cả. Song chính
phủ bao giờ cũng phải chống lại một cái gì đó. Ngày nay chỉ còn những đảng
viên xã hội ủng hộ chúng ta, còn trong suốt mười lăm năm, chúng ta đã từng
được phái hữu ủng hộ với sự khoan dung không suy suyễn. Chỉ có điều là họ
quá yếu. Cần phải củng cố họ, làm cho họ lớn mạnh lên, tổ chức họ thành
chính đảng. Đấy là bổn phận đầu tiên của một bộ trưởng nội vụ vào giờ phút
này.
Vốn không phải là kẻ vô liêm sỉ, Garanh ngồi lặng im.
- Ông Garanh, – bá tước Mactanh hỏi – ông chưa biết là cùng với cương vị
thủ tướng, ông sẽ phụ trách bộ Tư pháp hay bộ Nội vụ à?
Garanh đáp là quyết định của ông ta tùy thuộc vào việc lựa chọn của N…,
sự có mặt của ông này trong nội các là cần thiết nhưng ông ấy còn lưỡng lự
giữa hai bộ. Còn ông, Garanh, ông hy sinh điều kiện cá nhân cho lợi ích tối
cao.
Thượng nghị sĩ Loayê che giấu phía sau bộ râu một vẻ khó chịu. Ông ta
thèm muốn bộ Tư pháp, nỗi thèm muốn ấy có nguồn gốc từ lâu đời. Là giáo sư
ôn tập luật học dưới thời Đế chế, ông ta đã từng giảng những bài học được
đánh giá cao ở các tiệm cà phê. Bản tính thích cãi vã, ông ta mở đầu sự nghiệp
chính trị bằng những bài báo việt một cách khéo léo để được truy tố, ra tòa và
“hưởng” mất tuần lễ tù giam. Từ đó ông xem báo chí là một vũ khí chống đối
mà mọi chính phủ tử tế phải tiêu diệt. Từ ngày 4 tháng chín 1870, ông ta mơ
ước trở thành bộ trưởng Tư pháp để người ta thấy một kẻ lang thang trước đây,
một kẻ đã từng ngồi trong nhà giam Pêlagi dưới thời Bađanhghê
đã từng
giảng pháp luật trong lúc chỉ ăn món bắp cải thái nhỏ, kẻ đó có thể là lãnh tụ
tối cao của ngành Tư pháp như thế nào.