có những lằn đỏ khác thường chứ không bao giờ thịt da lại bị lủng từng lỗ
nhỏ như bị những cái miểng gì đâm vào.
- Thế rồi họ kết luận ra sao?
- Không ai kết luận gì cả. Như tôi đã có lần nói với ông, việc ấy xếp lại,
không xét nữa.
- Không xét nữa là phải. Đưa ra vấn đề ngộ độc hay đầu độc chỉ là để
nói cho đủ lẽ mà thôi, chứ thật ra tôi không có một chút nào tin rằng có vấn
đề này.
- Thế thì theo ý ông tại sao mặt mũi đầu cổ của Tôkubê lại có những vết
lạ kỳ như vậy?
- Đã nghĩ rằng thuyết linh hồn có thực thì phải nghĩ cho đến hết chứ
không thể nghĩ nửa chừng mà thôi. Có phải ông Tư đã có lần nói cho tôi
nghe rằng những báu vật trong thiên hạ có thần linh phải không?
Ngay bây giờ đây, các sách Đông Phương trong đó có cả nước Nhật mỗi
khi nói đến việc đúc gươm vẫn thường kể lại những cây gươm thần khi đêm
thanh vắng phát ra tiếng gươm đao va chạm nhau, còn nói về hột xoàn thì
họ nhắc đến những hột xoàn nổi tiếng làm chết liên tiếp hàng chục người
bạc phúc mua về để đeo...
- Ông bạn nói thế để đi đến kết luận gì, tôi không hiểu được.
- Báu vật đã có thần linh thì cái miểng của nó cũng linh thiêng lắm chứ
không phải đùa. Tôi không biết nhiều về lịch sử Việt Nam nhưng nhớ rằng
hình như có một ông tướng Tây Sơn, phò mã Nguyễn Văn Trị, đã tin như
thế về sự linh thiêng của miểng sành miểng sứ và đã nói ra ý nghĩa ấy trong
một bài thơ, để tôi đọc cho ông nghe nếu có sai chữ gì thì ông cứ tự do chỉ
bảo:
Sa cơ một chút hóa tan tành
Thiên hạ đều kêu miếng miểng sành
Sắc lẻm như gươm, người gớm mặ
............................t...