BÓNG MA NHÀ MỆ HOÁT - Trang 127

Chương Hai Mươi Sáu

Vào một buổi sáng tinh mơ vào cuối mùa đông năm 1957, có một bọn

ba người cúi đầu đi lủi thủi vào nghĩa trang Gò Vấp.

Lúc ấy, bóng tối chưa tan hẳn. Ngọn cỏ làm ướt các gấu quần. Cây ở hai

bên đường đen như những cái bóng ma vĩ đại xù đầu đứng im lìm, thỉnh
thoảng lại nhỏ xuống những hòn đá lăn lóc ở lối đi những tiếng kêu than
nhỏ bé. Đó là sương rơi. Xa xa có một vài đóm lửa hắt từ những cái lều ở
bên kia đường ra như những con mắt chột. Vài con chó bới những đống rác
rến ở cổng nghĩa trang để kiếm thức ăn và sủa ran lên khi thấy bóng ba
người đi tới.

Ba người đó là Ba Sạng, Ômya và tôi.

Sau khi nhận được bức thư chót của bà Tôkubê ở Ôtôyô gửi về nhờ cất

mả chồng, ông Ômya và tôi đã đi vận động khắp các cơ quan hữu quyền
thời đó, để làm vừa ý người quả phụ. Trong đơn chúng tôi cũng trình bày sự
thật, hoàn toàn thật: người quá cố là Trần Hữu Lăng nhưng có hai quốc tịch
Việt Nam và Nhật Bản.

Bây giờ vợ Tôkubê (tên Nhật của Trần Hữu Lăng) được tin chồng mất

đã gửi đơn xin chính phủ Việt Nam cho phép cải táng Tôkubê và lấy xương
cốt còn lại hỏa táng ở Phú Thọ, cho vào cái bình đem về Nhật để thờ. Tất cả
mọi công việc, bà Tôkubê ủy quyền cho ông Ômya lo liệu và gửi kèm thư
ủy nhiệm với đơn xin cải táng.

Công việc đó, thực ra không có gì khó khăn, nhưng bộ trưởng xã hội

thời đó lại không nghĩ như thế, một là vì ông sợ trách nhiệm về sau này, mà
hai là vì ông theo đạo Hồi.

Về trách nhiệm, ông sợ rằng cho phép mang tro than của một người

Nhật về nước - vì lúc ấy Nhật vẫn còn bị coi là một nước đi với nước Đức,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.