phỏng đoán, nghiên cứu tùm lum mà kết cuộc cũng đành chịu thua, không
hiểu ra thế nào.
Tôi không bịa đặt. Tài liệu hãy còn lưu trữ ở sở quản thủ Viện Bảo Tàng
Sài Gòn hiện nay.
"Hôm ấy nhằm ngày 16 tháng 11 năm 1953, tôi cùng một người bạn đi
chơi đến làng Hòa Hưng thì gặp một ông bạn khác là Anh Vương.
(Câu chuyện này do chính anh Vương đã thuật lại trong một cuốn sách
xuất bản năm 1960 nói về Sài Gòn ngày trước.)
"Tôi hỏi anh đi đâu mà lặn lội đến chỗ này. Anh Vương cho biết rằng
anh nhân danh đại diện quản thủ Pháp viện Bảo Tàng Sài Gòn đến làng này
để coi cho người ta bốc một ngôi mả không người nhận ở trong một ngõ
hẻm chi nhánh đường Lê Văn Duyệt.
Nguyên trước đây, lăng miếu cổ tích miền Nam được trường Viễn Đông
Bác Cổ giao phó cho quản thủ Pháp của Viện Bảo Tàng Sài Gòn chăm nom.
Viện này có nhiệm vụ sưu tập, bảo vệ các cổ tích, do đó mỗi khi có ai mua
được đất thổ mộ để cất nhà thì viện phải cử người đến xem có đụng chạm
đến các cổ tích hay không, hay có đào bới được cổ vật gì không.
"Vậy anh Vương đại diện cho viện đến coi người ta bốc một ngôi mả ở
hẻm chi nhánh đường Lê Văn Duyệt để rồi cất nhà lên trên đó ở. "
"Hôm ấy, phu phen cậy nắp quan tài, bởi vì trước đó mấy hôm người ta
đã bắt đầu phá ngôi mộ rồi. Phá mất mấy ngày vì đất ở đấy là đất đỏ, rắn
lắm. "
"Công cuộc cậy nắp hòm bắt đầu. Bạn tôi, anh Vương, muốn tìm biết
xem mộ này là mộ của ai, bao nhiêu tuổi, quê quán ở đâu, nhưng tiếc thay,
các chi tiết như mộ bia, liễn đối ghi trên mộ đều đã bị đập phá hết, không
còn nữa. "
"Anh chỉ còn thấy được cái quan tài mà thôi. Đó là một cái quan tài đẹp,
chắc chắn, mặc dù chôn đã lâu năm, nhưng mới trông cũng biết là làm bằng
gỗ huỳnh đàng. Bằng vào cái gỗ này đóng quan tài mà đoán thì người chết