phải là một người khá giả, gia đình sung túc lắm, vì ai còn không biết là
hòm đóng bằng gỗ trai, gỗ huỳnh đàng là thứ hòm hạng sang, những gia
đình bình thường không dễ gì sắm được để chôn người quá cố. "
"Đến khi cậy được nắp hòm ra, nhìn vào trong thì thấy xương cốt của
người quá cố còn nguyên nhưng tím ngắt, thịt nát rữa ra, nhưng trên trán thì
còn nguyên lành một miếng da bầy nhầy. Nhìn kỹ miếng da thì còn thấy rõ
được cả lỗ chân lông. Gò má thì nguyên vẹn như gò má người sống, ánh lên
một màu hồng y như thể là đọng máu. "
"Bạn tôi lại gần cái xác, cầm cái quạt giấy mà người chết cầm ở tay. Lạ
lùng hết sức: cái quạt giấy y nguyên không mục, cầm lấy xòe ra vẫn như
quạt thường, không có một dấu vết gì tỏ ra là cái quạt ấy chôn cùng với
người chết ít ra đã được 150 năm rồi. "
Ông Ômya ngắt lời hỏi:
- Bằng chứng vào đâu mà quyết đoán được như vậy?
"Bằng vào cây quạt giấy. Là vì trên cây quạt có đề chữ nhỏ, nét chữ sắc
sảo viết bằng một chất gì như ngân nhũ, ghi chú như sau:
"Gia Khánh đệ... niên". Gia Khánh hoàng đế, vua Mãn Thanh trị vì xứ
Trung Hoa từ năm 1796 đến năm 1820. Thế là tính đến năm 1953 là năm
bốc ngôi mộ, chẳng phải đã được trên dưới 150 năm là gì?"
- Thế người chết là người Việt hay là người Trung Hoa?
"Là người Việt. Để tôi kể câu chuyện dưới đây, ông sẽ thấy là người
Việt, nhưng tại sao thay vì "Gia Khánh" cây quạt ấy lại không ghi "Cảnh
Hưng", cái đó tôi chịu, chưa thể tìm ra câu trả lời.
Sốt ruột vì câu chuyện dở dang, tôi nói:
- Thôi bỏ đấy. Gia Khánh hay Cảnh Hưng, cái đó không cần lắm, tôi chỉ
cần biết rõ câu chuyện sau xảy ra như thế nào.
"Câu chuyện về sau cũng lạ như chuyện của Tôkubê vậy. Tất cả những
cái gì mà ta cho là bền vững không bở được, không mục nát được, tất cả