- Không, ông giữ lấy.
- Nhưng điều cần là ông có thực tình mướn căn nhà này không đã? Nếu
ông quyết định, ông nên sang ngay nhà ông chủ hiện giờ có ở nhà mà điều
đình giá cả đi. Công việc dọn dẹp quét tước không lâu lắc gì đâu, tôi và lũ
trẻ trần ra làm một ngày là xong hết.
Ông Hồng Lĩnh Xương Phát không khó tính.
Tôi nằn nèo bớt sớ ông mỗi tháng một nghìn đồng, ông cũng bằng lòng
luôn.
Thế là ngay buổi chiều hôm sau, tôi thuê một chiếc xe ba gác dọn ba cái
đồ lặt vặt đến căn nhà mới.
Ðến sẩm tối, đồ đạc đã bày biện ra đâu đấy. Tôi bảo ông Yên, một ông
già cùng làng với tôi trông nom bếp núc và trông coi nhà cửa mỗi khi tôi đi
vắng, ra phố mua một cái khung ảnh bằng cây, sơn then, và tôi lồng bức
hình vào đó, treo ngay ở trên chỗ bàn viết của tôi.
Ðoạn tôi đi ăn cơm tiệm vì chưa tổ chức xong bếp núc. Vịn vào cớ mệt
mỏi suốt ngày, tôi uống rượu nhiều hơn thường lệ và đúng như thường lệ,
tôi lăn ra ngủ một giấc ngon lành. Nhưng khoảng hai giờ sáng thì chợt tỉnh,
thao thức rất lâu, muốn ngủ lại không tài nào ngủ được.
“Kỳ cục đến thế là cùng! Tại sao bao nhiêu người dọn đến ở đây mà
không ở được mà mình nói là dọn đến ở liền?”
Tôi là người tin số mệnh, tin may rủi và tin cả ma quỷ nữa. Nhưng tôi
tin số mệnh mà không chờ số mệnh định đoạt đời mình, tin may rủi mà
không há miệng chờ sung, tin có ma quỷ nhưng không sợ hãi.
Các ông già bà cả ở miền Nam này, ai lại còn không biết cũng như Hòa
Hưng, Phú Nhuận, vùng chợ quán nổi danh là đất dữ từ ngày chợ Quán còn
chia ra làm ba làng mang tên Tân Kiểng, Nhân Gian và Bình Yên.
Nhưng tại sao đổi ra là Chợ Quán? Cố gạn óc nhớ lại những tài liệu đã
đọc, tôi mang máng nhớ rằng sở dĩ có cái tên “Chợ Quán” là vì ngày trước,