BÓNG MA NHÀ MỆ HOÁT - Trang 27

Chương Bảy

Ông Ômya đặt chén rượu xuống, hỏi:

- Nằm suy nghĩ như vậy, có lúc nào ông đã thử đặt lại vị trí ngôi nhà

ông mới dọn đến ở, so sánh với Chợ Quán ngày trước không? Theo ông,
nhà ông có nằm ở trong vùng Chùa Miên và xóm người Thổ không?

- Có. Nằm thao thức không ngủ được, tôi bật đèn ngồi dậy lục các sách

cũ nói về cổ tích Sài Gòn, có cuốn mới viết năm 1968, có cuốn viết từ 1885,
xem lại các bản đồ thì mang máng nhận ra rằng cái hẻm tôi ở đứng về phía
Bắc ngôi nhà lầu của cố học giả Trương Vĩnh Ký chừng ba trăm thước và ở
bìa xóm Thổ ngày trước, một đầu đi ra chùa Kim Chương, còn đầu kia đi
mãi ra được đến Cầu Kho, trước đây nổi tiếng vì xóm ăn mày, tên chữ là
“Tân Lộc Phương” mà người ta cho rằng nguyên thủy là ruộng lúa của
người Khơ-me trồng trọt.

Thấy chỗ nào cũng nói đến dấu tích người Miên, đền chùa tượng Phật,

nhang đèn… thú thực có một lúc tôi ngờ rằng cái nhà tôi đang ở có bao
nhiêu người đến mướn mà không ở được có lẽ cũng vì những chuyện ân
oán, choán đất chùa và ruộng lúa ngày trước chăng?

“Hừ, dị đoan… hoàn toàn là dị đoan”. Tôi tự nhủ thầm như vậy, nhưng

thật tình tôi vẫn bán tín bán nghi. Tuy vậy, tôi tuyệt nhiên không sợ hãi, lo
âu gì hết. “Một tiếng nói huyền bí bảo mình đến đây… rồi có gì thúc đẩy
mình hỏi mướn căn nhà này. Chẳng lẽ nào bao nhiêu sự việc đó lại để đi
đến một cái kết cục vô nghĩa vô lý, không đầu, không đuôi?”.

Từ thuở tôi còn nhỏ, cả họ cho tôi là một thằng lì lợm, chướng ách: ai

làm gì thì tôi nhất định không làm như thế; ai khuyên tôi thế này thì tôi làm
thế kia; ai chê tôi thì tôi hứng lấy và tôi lấy làm thích thú mỗi khi hành
động trái ngược lại những người chung quanh. Hỏi làm như thế thì có lợi gì
không? Tôi biết là có khi không có lợi, mà còn hại là khác nữa, nhưng cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.