BÓNG MA NHÀ MỆ HOÁT - Trang 70

Nhân câu chuyện này, sách cũ còn ghi rằng chỉ có người có tài có đức

thì ngọc quý mới theo mình, còn những người bạc phúc, kém đức thì ngọc
bỏ đi mất.

Thì đó, sau này khi họ Tư Mã đánh thắng ba nước Ngô, Ngụy, Thục

tóm thâu thiên hạ làm một mối, dựng nên nước Tấn thì ngọc tỉ lại trở về
nước Tấn. Có người là Anh Vương nghiệm ra rằng “luôn luôn ở nước
Trung Hoa, đời này kế tiếp đời kia, hòn ngọc bích Biện Hòa, do Tần Thủy
Hoàng chế nên ấn truyền quốc ngọc tỉ, ấn ấy được xem là báu, quý nhất
trong nước, hễ lọt vào tay ai thì người đó làm vua cả nước Trung Quốc. Lại
đến mấy viên ngọc thêu trên lá Trân Châu kì của tướng Ðịch Thanh đời
Tống, đi bình Tây Liêu lấy đem về. Anh Vương ghi chép trong sách là mãi
mấy trăm năm giữ kín trong kho quốc gia như bao nhiêu vật quí khác mà
không biết dùng, qua đến đời nhà Thanh, gặp vua Càn Long là tay lịch
duyệt phong lưu nhất đời, vừa thông thạo khoa chơi đồ cổ, vừa có óc tân
kỳ, vua Càn Long bèn lấy ngọc ra kết làm nút áo trên chiếc ngự bào. Những
hột ấy như sau:

- Tị thủy châu, có phép cản nước, ngăn nước không cho chảy lan tràn

ướt át.

- Tị trần châu, có phép kị bụi, kị cát, làm cho trọc khí biến thanh.

- Tị hỏa châu, có tài đón gió, kị bão tố phong ba.

- Ðịnh kiếm châu, đón ngăn kiếm khách đao thương, khiến không chạm

được đến mình.

Mặc được cái áo có trạm năm hột nút báu ấy thì khỏi lo nước lửa, gió

bụi, đao kiếm chi cũng động chạm đến bản thân.

Nhiều người nghe thấy chuyện ấy cho là hoang đường, dè đâu đến năm

1945, một tờ báo Pháp lại kể chuyện phế đế Phổ Nghi không được chánh
phủ Nhật chu cấp đủ dùng, phải đem năm viên bảo ngọc ấy thế chân trong
một ngân hàng (hình như là của Nga).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.