BÓNG MA NHÀ MỆ HOÁT - Trang 73

Không ngờ những lời phê bình ấy lọt vài tai Mệ Hoát. Cho rằng đó cũng

là một thứ người sành cổ ngoạn mà phê bình cũng xác đáng phần nào, Mệ
Hoát bèn đứng dậy, mời khách ra xơi nước. Bộ đồ trà này vẽ Mai Hạc, đề
hai câu thơ nôm:

“Nghêu ngao vui thú yên hà

Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.

Ba Sạng vừa nhắp trà vừa nói:

- Thưa Mệ, đồ sứ Mai Hạc này, mệ có nhiều không?

- Sao ông hỏi vậy? Hay là ông nghĩ rằng đây là Mai Hạc giả chăng?

- Ðâu có. Tôi không thông thạo về cổ ngoạn, nhưng nhìn một lát cũng

biết đây là loại Mai Hạc gì…

- Vậy ra Mai Hạc lại có nhiều kiểu khác nhau sao?

- Tôi không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng đại khái cũng biết rằng cái

kiểu Mai Hạc đầu tiên, được coi là quý nhất, đã được những tay thợ khéo
nước Trung Hoa chế tạo trước mắt cụ Nguyễn Du, khi cụ làm chánh sứ,
sang Tầu vào năm Gia Long thứ mười ba, tức là năm Quý Dậu. Lò chế tạo
ấy là lò Cảnh Ðức Trấn tại Giang Tây, nổi tiếng vì chuyên làm đồ sứ ngự
dụng cho các vua Mãn Thanh.

Sau này, thấy đồ trà Mai Hạc đẹp, các sứ thần của ta qua Trung Hoa

cũng đặt làm để cho các quan viên và Nội Phủ dùng, nhưng lò chế tạo
không phải là “Cảnh Ðức Trấn” nữa nên cái mặt nó dại, tuy là bắt chước
theo đúng kiểu vở của lò ”Cảnh Ðức Trấn”. Nhưng nào đã hết đâu: ngoài
kiểu Mai Hạc thứ nhì này, lại còn kiểu Mai Hạc thứ ba, nhưng chế riêng cho
người Trung Quốc dùng, cũng vẽ cây mai, con hạc nhưng thay vì hai câu
thơ nôm nói trên kia thì là hai câu chữa:

“Hàn mai xuân tin tảo

Tiên hạc tháo vi đầu”.

Có nghĩa là:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.