“Mai hạc sớm báo tin xuân
Hạc kêu trước tiếng chim khác”.
Tất cả các đồ trà kiểu Mai Hạc đều ký ở dưới đấy hai chữ hiệu “ngoạn
ngọc”, nhưng đối với mệ là người sành sỏi, nhất định không thể nào lầm
được. Ngay tôi đây là kẻ phàm phu mắt giấy, cũng đại khái biết rằng bộ đồ
này là kiểu chế lần đầu, thuộc loại “đồ sứ Mai Hạc chánh hiệu” chế vào
khoảng cụ Nguyễn Du đi sứ Tàu.
Mệ Hoát nghe Ba Sạng nói, gật đầu, không trả lời. Mệ đứng dậy đưa
chùm chìa khóa cho con nhỏ, bảo mở cửa dẫy nhà ngang để mời ông coi.
Ðến lúc ấy, Ba Sạng mới biết rằng cái gian nhà đồ cổ mà ông vừa vào coi
khi nãy chỉ mới là gian nhà bếp của Mệ Hoát.
Thấy Ba Sạng nói về đồ Mai Hạc tỏ ra là người hiểu biết, mệ mới đưa
chìa khóa cho con nhỏ mở gian trên, mời Ba Sạng vào coi.
Gian này cón quý bằng cả trăm gian trước: có những cặp sừng tê lớn có
phần hơn cả những đứa trẻ lên năm, có những bức trạm khẩn ngọc trăm
màu ngàn sắc, những cây chóe da lươn bé bằng nắm tay, viết nguyên một
bài “Chính Khí Ca”, những cây đèn bằng đồng đen cao bằng đầu người lớn,
những cái lọ lục lăng toàn bích trắng toát màu trứng diệc, và bao nhiêu bộ
đồ trà khác nhau, cái thì vẽ sơn thủy đề thơ:
“Nhứt ẩm thanh khí vị
Vật đắc thiểu nhân tri”
(Một hớp đủ thấm giọng, vật lý người biết giá (Vương Hồng Sển dịch))
Cái thì vẽ bông mai và nhành mẫu đơn một bên, còn một bên thì vẽ hai
con chim hai đầu bốn cánh riêng biệt nhưng thân thể dính chung làm một,
kèm câu thơ”
“Tại thiên ty dực điểu
Tại địa liên lí chi”
(Trên trời làm chim liền cánh, dưới đất làm cây liền cành (VHS dịch)