NGƯỜI CON GÁI TỈNH BẮC
Vũ đến trọ học ở hàng cơm bà cụ Đỗ đã ba tháng rồi. Nhà chật
chội, mái lợp tôn nên mùa hè rất nóng nực. Nhưng Vũ không muốn
tìm chỗ trọ khác, bởi bà cụ Đỗ tính giá rẻ, phần vì mọi việc trong nhà
cụ làm lấy, ít phải thuê mượn, phần vì chính gian nhà ấy, cụ cũng
không phải mất tiền thuê.
Bà cụ Đỗ hồi cư rất sớm, thấy gian nhà bị chiến tranh tàn phá, chỉ
còn trơ lại hai bức tường và một gian gác xép đằng sau, nên dựng
mái tạm trú. Mãi, chủ nhà chưa thấy về nên cụ yên chí ở, tưởng
chừng như đất của mình.
Gian gác xép ấy bỏ không. Có lẽ vì thấy có nhiều chiếc rầm gỗ bị
cháy xém, sắp rơi, trần lại nhiều chỗ nứt lở nên chẳng ai dại gì hứng
lấy tai nạn. Mùa hè đến, cùng với nhưng kỳ thị Vũ cần phải học
nhiều lắm, nhưng không được như ý. Nhà chật chội quá. Khách ăn
hàng lại thường đông, ăn uống bi bô rầm rĩ.
Hơn nữa, mái tôn càng làm nắng hè gay gắt. Bởi vậy. Vũ đã nghĩ
nhiều đến gian gác xép bỏ hoang ấy. Một chiều chủ nhật. Vũ mượn
được thang dựng trèo lên xem. Gác tuy bỏ hoang nhưng không đến
nỗi bẩn quá. Sàn vẫn còn nguyên vẹn chỉ có nhiều bụi cát cùng một ít
vôi vữa long trên trần xuống.
Tưởng cũng còn khá sạch. Riêng các cánh cửa đều đã mất hết. Gió
bên ngoài lùa vào mát rượi. Vũ suy tính nếu mình quét dọn qua loa,
mỗi buổi tối trèo lên gác xép này, thắp nến mà học rồi giải (trải)
chiếu ngủ thì tốt quá. Vừa yên tĩnh, vừa mát mẻ.
Cẩn thận Vũ hỏi qua bà cụ thì được ưng thuận ngay, bà chỉ dặn
thêm rằng:
- Nhưng cậu phải coi chừng, nhà cửa ọp ẹp lắm, khéo mà oan giả.
Ngay buổi chiều. Vũ hì hục quét dọn. Gió lùa vào mát rượi. Gian
gác bỏ hoang đã được Vũ đặt cho cái tên văn vẻ: Nghênh Phong Các.
Mấy chồng sách, vừa để học, vừa để gối đầu, một ngọn nến, một
manh chiếu đó là tất cả đồ đạc cần thiết trong căn gác đón gió này.
Tối đến. Vũ sung sướng trèo lên gác của mình. Lại rút luôn thang
lên theo, vì e ngại mấy ông Tổng xã rượu say rồi lén phá quấy.