NGƯỜI SỐNG CÙNG MA
Chùa Già Lam tọa lạc trên một khu đất rộng, phong cảnh thoáng
mát, đầy cây cảnh rất thích hợp cho việc tu hành, kinh kệ. Từ ngày
má vợ mất, tôi hay lên chùa để thắp nhang, nhất là vào các ngày rằm
lớn. Nếu các Chùa khác ở Sài Gòn cũng đều có Bảo Tháp, nơi giữ cất
của người đã khuất thì Chùa Già Lam cũng vậy. Tôi hay vào nơi giữ
cất vì ở đó có cốt của ông già vợ. Ông mất năm sáu chín, cải táng
năm 1980 và đưa về chùa từ năm đó. Ông anh vợ tôi lặn lội từ Sài
Gòn ra miền Trung để đưa vào đây cốt của cha vợ tôi để tiện việc
nhang khói. Nhà cốt nằm ở phía tay phải của Chùa, chật hẹp, ở đó
cất giữ rất nhiều cốt.
Đa số là người của miền Trung.... Nhưng ông Tư, người giữ cốt lại
là người miền Nam. Ông làm nghề này đã lâu, hoàn toàn tự nguyện
vì công quả... Mỗi khi có lễ gì ở Chùa như lễ An cư kiến hạ, cầu siêu,
hoặc cúng rằm tháng bảy là ông ở lại Chùa suốt đêm. Còn thường
thì ban ngày ông có mặt ở Chùa, tối về nhà ngủ. Nhìn ông hom hem,
da sạm đen. Đôi mắt sâu hoắm cứ tưởng ông yếu lắm nhưng ông rất
khỏe. Cốt được cất trong một cái lọ, phía ngoài là bức ảnh nhỏ xíu
nhà cốt lưu giữ hàng trăm cốt có ghi tên tuổi cụ thể và nhiệm vụ của
ông Tư là lo quét dọn nhà cốt rồi thắp nhang mỗi ngày. Thắp chung
cho nhà cốt.
Ông thuộc vanh vách từng cốt một.... cốt ông già vợ tôi ở trên cao,
mỗi khi thắp nhang phải bắc thang lên. Không khí rất huyền hoặc kỳ
bí đó là thế giới của người chết.... Tôi hỏi:
- Bác làm nghề này có sợ không?
Bác Tư cười móm mém:
- Ban đầu thì sợ nhưng bây giờ quen rồi. Tâm linh mà. Mình cứ
sống tốt thì có ai hại mình được đâu. Tôi vào nghề này vì tình cờ
thôi. Gọi là nghề nhưng thực ra là làm công quả. Sư trụ trì bảo tôi là
ở Chùa thiếu người trông coi giữ cốt, nếu thí chủ làm công quả thì
coi giữ giùm Chùa. Tôi gật đầu đồng ý. Hằng ngày ăn cơm chay
niệm Phật và ngồi ở đây cho đến hôm nay. Tôi đã ngoài bảy mươi