Gia Hội. Chưa thấy mẹ về nhưng Côn mừng reo lên khi nhìn thấy anh phó
Tràng, một người hàng xóm sống độc thân tốt bụng:
- Ồ chú! Ồ chú! chú đã về!
- Cậu Côn! Cậu đi mô rứa?
- Cháu đi đón mẹ cháu, bữa ni chú về sớm! không có việc hả chú?
Anh phó Tràng kéo Côn sát vào người mình, dằn từng tiếng nặng chịch:
-"Mồng năm, mười bốn, hăm ba.- Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn". Câu
đã nghe ai nói về ba cái ngày phai kiêng trong một tháng ấy không?
- Thưa, cháu chưa nghe ai nói chú ạ.
- Các cụ truyền khẩu về tục lệ kiêng cữ, cậu ấm ạ. Có ông Trời không?
Có Phật không? Có Chúa không? Có Thánh không? Có Thần không?...
Chưa biết, nhưng cứ... cứ hay tin cái đã, cậu ạ. Phải tin có sự trừng phạt
thiêng liêng thì con người càng thêm điều thiện, giảm điều ác, cậu ạ. Bữa ni
là ngày hai mươi ba tháng năm, tui đi mần thuê, nỏ có ai thuê. Đi không lại
về không. Đó, cậu coi, tay thợ của tui mà bữa ni đi mần thuê nỏ đắt!.
- Chú ơi, cháu thưa với chú một việc nhé.
- Ơ... ờ. Cậu cứ việc bảo ban tui, nỏ phải thưa gửi mần chi với anh phó
mộc ni, cậu ơi!
- Cháu nói thật tình mà. Cháu xin chú đừng gọi cháu bằng cậu, xưng tôi
với cháu. Chú gọi bằng cháu xưng chú với cháu, với anh Khiêm của cháu
nữa.
- Tr...ờ...i...đất...ơi. Cậu còn bé thơ, con một ông cử nhân, một ông thầy
học nổi tiếng mà cậu đối xử, ăn ở bình dân với mọi người hàng xóm, láng
giềng.
Anh phó Tràng ngập ngừng giây lát:
- Cậu có lòng đại nhân quân tử với tui, sướng cái bụng tui lắm. Tui sông
cô đơn, thèm người hiền. Tui thèm người hiền, chứ ngợm thì có thiếu chi ở
cái đời ni. Nhưng, để tui xin phép ông cử, bà cử cho danh chính ngôn thuận
thì cách xưng chú cháu với nhau mới đặng, cậu ạ.