kết với giặc Tây dương chia quyền cai trị ba miền nước ta, cho quân Tây
dương được tự do đóng quân trên cả toàn lãnh thổ để đàn áp các cuộc nổi
dậy của dân ta, và quy định: Từ địa giới tỉnh Bình Thuận vào tận đất mũi
của Nam Kỳ là chế độ thuộc địa; Từ địa giới bắc tỉnh Bình Thuận trở ra tới
Lạng Sơn hưởng chế độ bảo hộ, thuộc Vương quốc An Nam. Có nghĩa là
Trung Kỳ, Bắc Kỳ phải chịu hai tầng cai trị: Chính phủ bảo hộ người Pháp,
và chính phủ Nam triều!
Anh cử Sắc thở dài. Nhấp một tí rượu. Bé Côn ngồi dậy, chống tay lên
căm, nhìn xoáy vào ngọn đèn. Khiêm cũng đổi lại thế ngồi. Trăng cuối
tháng đã lên cao, ánh trăng như muôn đồng tiền vàng rắc xuống sân. Chị cử
Sắc đã luồn sợi vào go xong và mắc lên khung cửi. Chị nhìn thấy ba cha
con chung một ánh mắt buồn buồn. Nhưng bé Côn lộ rõ trong hai con mắt
những tia sáng thao thức. Chị ra sân dọn dẹp, tai vẫn lắng vào nghe tiếng
nói của chồng trong nhà:
- Quan thân thần Tôn Thất Thuyết là người cầm đầu những ông quan có
tinh thần yêu nước, quyết tâm kháng chiến, không cam chịu đầu hàng giặc
Tây dương. Ông có quyền hành vào bậc nhất trong triều lúc ấy: Phụ chánh
đại thần, Hội đồng viện Cơ mật, Hiệp biện đại học sĩ, Thượng thư bộ Binh
kiêm quản Văn ban phò mã. Ông đã lập ra Phấn Nghĩa quân, chuẩn bị cho
thời cơ mở trận phản công. Ông đã giao cho Tả quân đô thống Trần Xuân
Soạn chỉ huy, huấn luyện đạo quân này. Ông cũng khôn khéo khuyên vua
Ưng Đăng ra dụ các nơi lập đội hương binh từng làng, từng xa, từng tổng...
để bảo vệ địa phương mình. Ông bí mật cho chuyển Nha sơn phòng Quảng
Trị và phủ Cam Lộ ra Lăng Cầu làm "hành tại", phòng khi kinh đô Huế có
biến. Ông cho đào hào, đắp lũy, xây thanh, xây pháo đài, trại lính, kho
súng, dựng phòng tuyến chiến đấu. Dựng các nhà kiên cố và một số dinh
thự, dựng am chứa vàng bạc, tiền dự trữ lâu dài...
Trong khi ông Tôn Thất Thuyết và những người có tâm huyết đang lo
việc chuẩn bị thời cơ thu lại giang sơn gấm vóc thì đám quan triều hèn nhát
lại lo chạy vạy kiếm chác chức tước, bổng lộc, củng cố cái ghế quan trường
mục nát của mình. Chỉ một mực lấy lòng bà mẹ vua Tự Đức, tức Hoàng