viết vở tuồng "Tiết Cương tế thiết khâu phần". Năm đó cụ Đào đang ngồi
ghế Án sát tỉnh Bình Định. Cụ viết tuồng này với ý tưởng ngợi ca những
bậc trung thần và người tiết nghĩa; lên án bọn gian thần xiêm nịnh dựa vào
ông vua ngu dốt có máu hôn quân để hãm hại những tôi hiền. Tâm trạng cụ
Đào lúc sáng tác vở tuồng này là sự giằng xé giữa nhân vật của nghê thuật
sân khấu với những tên quan lại làm mật thám cho Tây, lộng quyền, mưu
thuật, đang đầy rẫy chung quanh ông, ngồi trên đầu ông mà Trương Như
Cương là tên hiểm độc số một, nhưng làm thế nào quất được roi tuồng vào
giữa mặt hắn là một việc rất khó, rất nguy hiểm. Hắn là phụ chánh đại thần
kiêm thượng thư bộ Lại vừa là cậu ruột của vua Thành Thái. Cụ Đào rất tài
tình đã khéo chọn nhân vật lịch sử, một người tiết nghĩa, tên là Tiết Cương.
Ca ngợi Tiết Cương để đông đảo người xem thu lượm được bài học làm
người. Nhưng cụ Đào lại dùng tên nhân vật Cương để mắng vào mặt tên
hiện ngồi sau lưng Vua mà làm mật thám cho Tòa Khâm sứ Tây.
Phan Bội Châu cười, Nguyễn Sinh Sắc càng vui câu chuyện:
- Anh và tôi, chúng ta đều hiểu chuyện Tiết Nhân Quý là cha Tiết Đinh
Sơn, cả hai cha con đều làm quan to, thuộc bậc trung hầu nhà Đường.
Nhưng bọn gian thần ghen ghét Tiết Đinh Sơn, dựng chuyện Tiết Đinh Sơn
mưu phản nhà vua. Vua Đường liền bắt Tiết Đinh Sơn và vợ là Phàn Lê
Hoa, khép tội "tru di tam tộc" (như Nguyễn Trãi dưới triều hậu Lê của ta -
Phan Bội Châu nói xen). Tiết Cương là con Tiết Đinh Sơn trốn thoát được,
đã lên núi lâp một đảng, kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc, chống lại nhà
Đường. Sau khi giết vợ chồng Tiết Đinh Sơn, vua Đường còn gia tội: "thiết
khâu phần". Tiết Cương từ trên núi đã đưa đồng đảng về phá "thiết khâu
phân", giải thoát cho linh hồn cha mẹ mình. Cụ Đào chọn cái điểm này,
điểm góc cạnh của câu chuyện để nói cái ý tứ của mình. Cụ đã dựng một
cảnh đang đêm, tên lính hốt hoảng chạy vào báo với Tiết An, viên quan
trấn thủ "Cấp báo... cấp báo... tên Cương về phá thiết khâu phần". Viên
quan trấn thủ liên hỏi: "Thằng ... Cương... nào...?". Tên lính luống cuống
thưa: "Dạ... Một... thằng... Cương... đó... đã làm khổ... thiên... hạ... rồi...
Quan... còn... muốn... mấy... thằng... Cương... nữa...?" Chi tiết này không