ăn nhập với nội dung vở tuồng, lại được đay nhân trong đối thoại, lại nói
bốc trần ra, không chút màu mè văn vẻ gì.
Phan Bội Châu tấm tắc:
- Tuyệt. Rất tuyệt! Đường roi của tác giả trong vở tuồng rất rõ mà vẫn
khép kín được.
Hai người lại nhấp tí rượu. Côn lại rót tiếp đầy hai chén bạch định. Phan
Bội Châu hơi băn khoăn nói với Côn:
- Khuya rồi mà cháu cứ thức đuổi theo chén rượu của cha và chú à?
- Thưa chú, dễ chi có được một dịp cha cháu hầu chuyện chú để cháu
cũng được hầu rượu ạ.
- Trẻ thơ như cháu mà "đôn hậu dĩ sùng lễ" (Bề dày của phúc là trọng
điều lễ).
Nguyễn Sinh Sắc nói chậm rãi:
- Có sẵn gánh tuồng trong tay. Đào Tấn cho diễn liên tiếp vở "Tiết
Cương tế thiết khâu phần" tại Bình Định. Tiềng vang của vở tuồng vang
khắp Bình Định và mau chóng truyền rộng cả xứ Quảng. Chi tiết "Một
thằng Cương đó đã làm khổ thiên hạ rồi... còn muốn mấy thằng Cương
nữa?" được bàn tán sôi nổi trong giới quan trường. Tiếng gian ác của
Trương Như Cương tại triều đình Huế bấy lâu chỉ rỉ tai trong một số các
quan thanh liêm. Lần nầy, Trương Như Cương bị đông đảo khán giả của vở
tuồng "Tiết Cương tế thiết khâu phần" dị nghị. Nhiều người hả dạ, thầm
cảm tạ quan Đào Tấn đã nói hộ cho mình. Những tên mọt dân, những tên
cõng rắn cắn gà nhà rất muốn kiếm chác nhân chuyện vở tuồng này, nhưng
chưa tìm được cơ hội để thỉnh vào tai Trương Như Cương. Nhưng, ngôn
dực trường phi (lời nói có cánh bay xa) tiếng tăm vở tuồng "Tiết Cương tế
thiết khâu phần" đã thấu tai vua Thành Thái. Dĩ nhiên cũng đến cả tai
Trương Như Cương. Thành Thái liền triệu Án sát Đào Tấn về triều với cả
gánh tuồng, vở diễn "Tiết Cương tế thiết khâu phần". Những người thân
của Đào Tấn, bằng hữu của Đào Tấn, các đồng liêu của Đào Tấn đều lo cho