hơi đặc biệt một tí, nhưng chúng tôi buộc phải hành động một cách kín đáo
nhất. Đó cũng là khía cạnh phiền phức cho nghề nghiệp của chúng tôi. Biết
sao được. Thật không may, nghề nào cũng có khó khăn riêng của nó.
Vừa đổi giọng nói, hắn chỉ tay vào khung ảnh treo trên tường của phòng
sinh hoạt. Đó là một bức ảnh thư pháp mà Faltière đã sáng tác ba năm trước
trong lúc rảnh rỗi, những chữ màu đen và vàng như tô điểm bằng các
đường chỉ đỏ. Bài văn đó như sau:
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG SỰ CÔ ĐƠN,
NGƯỜI MẸ CỦA TÔI…SỰ CÔ ĐƠN
NGƯỜI MẸ CỦA TÔI… HÃY KỂ LẠI
CHO TÔI NGHE VỀ CUỘC ĐỜI TÔI
MILOSZ
Gã râu mép phát biểu và tuyên bố:
- Một ý tưởng tuyệt đẹp đấy. Thế Milosz là ai vậy?
Rất ngạc nhiên, Faltière gay gắt trả lời:
- Đó là hai câu thơ trích từ một bài thơ của Milosz. Milosz là một thi sĩ
người Lit-va nói tiếng Pháp đã chết vào năm 1939.
- Tôi rất tiếc là không được biết ông ta đấy. – Gã có râu mép thừa nhận. –
Tôi thiết nghĩ ông đã viết lại các câu thơ này là vì chúng làm ông thích thú
đúng không?
- Hoàn toàn đúng.
- Rất tuyệt. Tôi yêu những kẻ thích sự cô đơn. Đó là một món cao cấp vượt
quá khả năng của tôi đấy, nhưng tôi rất có cảm tình với các kẻ yêu thích sự
cô đơn. Tôi không biết ai đó đã nói rằng: “nỗi cô đơn là sức mạnh của
những kẻ mạnh…”
Faltière bống thấy ngán ngẩm và anh đến ngồi xuống chiếc ghế trường kỷ
của phòng khách. Lưng thằng, hai nắm tay đặt lên đùi, anh nói với vẻ châm
chọc:
- Nếu đây là cuộc nói chuyện mà các ông muốn, thì thôi đồng ý. Nào, tôi
nghe các ông nói đây…
Gã có râu mép cố mỉm cười, nhưng cặp mắt xám của hắn không ấm áp hơn.
- Ông Falt,- hắn bắt đầu dạo bước quanh phòng khách vừa nói, - tôi không