nó. Chỉ khi nào ta tìm cách tự đánh lừa mình, chỉ khi nào ta cố tình và hèn
nhát lẩn trốn trong sự dối trá thì đó mới là điều nguy hiểm…”.
Cuốn truyện cuốn hút không chỉ bởi câu chuyện tình yêu của họa sĩ và
nữ Công tước mà còn trải ra trước mắt bạn là cả một đất nước Tây Ban Nha
với đủ mọi tầng lớp, từ vua chúa, quý tộc tới thị dân, đấu sĩ, những cô
“maja” phục vụ trong quán rượu, với đủ mọi bộ mặt của lớp người đại diện
cho nó và còn nhiều nhiều nữa những ẩn ý nằm sâu trong từng câu chữ và
câu truyện quanh bức họa Maja khỏa thân.
Người đọc nào chưa có điều kiện đọc và tìm hiểu lịch sử cũng như nền
hội họa châu Âu trong nửa đầu thế kỷ mười chín, qua cuốn tiểu thuyết này
có thể có được một cái nhìn tổng quan và hiểu biết thêm.
Sau tất cả, khi khép lại cuốn truyện này, đọng lại trong tôi là là những
xúc cảm rất thực, đau đáu nỗi niềm của nữ Công tước Maria và Goya,
người nghệ sĩ – họa sĩ tài hoa, cả hai đều chất chứa trong tim mình tình yêu
dành cho tổ quốc, và tình yêu họ dành cho nhau đan xen trong đó, họ “mắc
nợ” nhau:
Anh mắc nợ em một lời xin lỗi
Em mắc nợ anh một đời nông nổi
Và cũng bởi “duyên” và “nợ” mà họ luôn đau đáu hướng về nhau. Họ đã
minh chứng trong chuyện tình của mình một chân lý mà dù ở thời đại nào
tôi vẫn thấy đúng “ Trong tình yêu, không có chỗ cho hận thù và lòng kiêu
ngạo”– Phải. Cho đi để đón nhận hạnh phúc, vì sao phải mãi so đo thiệt
hơn?
Trân trọng giới thiệu tác phẩm này với các bạn.