viết về cô gái điếm, tôi đã được nghe. Tôi hỏi thì sao. Ông bạn diễn giải:
- Ông đã từng nghe một cô điếm biết làm thơ chưa? Thơ hay hẳn hoi,
gấp vạn lần thơ của mấy tay xưởng thép chỗ ông. Tôi nói: Những cô điếm
không xấu, tiền kiếm được từ nghề bán dâm cũng không xấu. Kẻ bố thí
chưa chắc đã là kẻ tốt. Cuộc đời cô này tôi rõ lắm, chừng nào có điều kiện
tôi đưa ông đi. Đảm bảo ông sẽ có nhiều bất ngờ. Xã hội chẳng gay gắt lên
án những tệ nạn liên quan đến gái điếm sao. Nhiều gã họa sĩ, nghệ sĩ đâm
bổ vào đối tượng này. Họ nói đối tượng cho họ cảm hứng nghệ thuật. Điều
đó là sự thực hay là trò ham hố của các bố đã chán ngấy thân thể già nua
nhẽo nhoẹt của vợ? Nhà văn, họa sĩ chẳng phải là trí thức, chẳng đang lên
án tệ nạn đó sao? Tôi đả động đến cánh nhà văn. Thế đấy, đời muôn hình
muôn vẻ, người ta bắt tôi phải bỏ những đoạn đó, thế còn ra tiểu thuyết của
tôi nữa không?
Nước bọt bắn tung tóe, phun ra cả mép lún phún râu của Vợi. Tôi
đồng tình với hắn. Không thể bỏ được, không in thì thôi.
- Khổ là tôi đã mang nó đến hai nhà xuất bản rồi. Số phận nó bi đát.
Tiếp tục nhiệt tình cụng ly. Khi tôi đã ngà ngà, Vợi vẫn còn vững, hơn
một chai anh đào chẳng nhằm nhò gì, hắn còn có thể uống tiếp. Tôi mạnh
bạo hơn, hỏi bạn cần bao nhiêu. Vợi nói độ dăm triệu. Vợi là kẻ tâm huyết
với nghề. Trước đây từng làm ở Cục địa chất. Gã cục trưởng háo danh, võ
vẽ thơ ca, dở không ai tiêu hóa nổi, trẻ con không ra trẻ con, người lớn
không ra người lớn. Khó tiêu hóa hơn bất cứ loại cơm khê nào. Để có bài
thơ viết lên bảng tin của cơ quan gọi là “quảng cáo” hắn phải tốn mấy ngày.
Vậy còn bày đặt tổ chức thi thố trong cơ quan mỗi năm một lần và năm nào
gã cục trưởng cũng giành giải nhất. Nhân viên dưới quyền gọi gã là nhà
thơ, tiếng tăm trong cơ quan nổi như cồn. Được như vậy thì mỗi năm nhân
viên cơ quan được đi nghỉ mát xả láng. Một lần, Vợi làm bài thơ đúng với
cái tài của hắn, mọi người đọc thích quá, từ trước giờ cơ quan không hề
xuất hiện bài thơ nào hay như vậy. Gã cục trưởng càng đừng hòng có được