đang ở biên ải xa xôi nên khi đến nơi thì việc tống táng đã xong, ông đành
làm bài văn tế muộn, một cặp câu đối( một Hán, một Nôm) với những lời lẽ
hết sức chân thật, thống thiết :
“Ngã bần, khanh năng trợ; ngã oan khanh năng minh, triều dã giai xưng
khanh thị phụ
Khanh bệnh, ngã bất dược; khanh tử ngã bất táng, giang sơn ưng tiếu ngã
phi phu”.
(Ta nghèo, mình hay giúp đỡ; ta tội, mình biết kêu oan, trong triều ngoài
quận đều khen mình mới thật là vợ/ Mình bịnh, ta không thuốc thang; mình
chết, ta không chôn cất; non sông cười ta chẳng xứng gọi là chồng).
Cặp đối chữ Nôm :
“Đất chẳng phải chồng, bao nỡ thịt xương gởi đó,
Trời mà mất vợ, thử xem gan ruột mần răng!
Trích văn tế khóc vợ :
“Phụng lìa đôi chếch mác, đừng nói sửa sang giềng mối, khi túng thiếu
manh quần tấm áo, biết lấy ai mà cậy nhờ;
Gà mất mẹ chít chiu, đừng nói nhắc biểu học hành, khi lạt thèm miếng
bánh đồng hàng, biết theo ai mà thỏ thẻ”.
Và một bài thi : Đề mồ nhà vợ
“Đã chồng ba năm mới đặng thăm,
Màng loan đâu vắng bặt hơi tăm
Gió đưa, đâu thấy hình dương liễu,
Đêm vắng, ai hoài tiếng sắc cầm.
Chồng nhớ vợ, lòng tơ bối rối,
Con thương mẹ, lụy ngọc tuôn dầm .
Có linh chín suối đừng xao lãng,
Thỉnh thoảng về thăm lúc tối tăm ’’…
III.Lúc “quân tiền hiệu lực”ở Vĩnh Thông, Châu đốc:
Biên giới phía Tây Nam vào những năm sau 1835 là nơi hai dân tộc luôn va