xử, bèn hè nhau đến phá đập của những người gốc Hoa và hai bên xảy ra
một cuộc xô xát đẫm máu làm thiệt mạng 8 người gốc Hoa.Thế là, bọn
quan tỉnh đã sẵn mối hiềm khích từ trước nên nhân cơ hội này cho bắt một
số người có liên quan và bắt luôn BHN tạm giam ở Vĩnh Long rồi giải về
Gia Định, đệ sớ lên triều đình tố cáo ông đã kích động dân Khmer làm
loạn, lạm phép giết người.
Cho dù bị giá họa, bị đẩy vào ngõ cụt ; ông vẫn an nhiên với một tấm lòng
“ uy vũ bất năng khuất”:
“Mù mịt bởi mây che bóng nguyệt,
Âm thầm vì trống lấp hơi còi”
(Bị giam ở Vĩnh Long)
Và khi hay tin triều đình kết tội chết cho chồng, bà Nguyễn Thị Tồn, vợ
ông nhờ người em bạn dì là Quản Kiệm tìm cách tạm lùi ngày thi hành
chiếu chỉ để bà có đủ thời giờ quá giang ghe bầu từ Định Tường (Tiền
Giang ) vượt vô vàn hiểm nguy, sóng gió ra tận Huế đánh trống , đội đơn
kêu oan .
Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm Thượng thư bộ Lại ở triều đình. Bà
Thủ khoa tìm đến tư dinh cụ Phan trình bày sự lộng quyền của các quan
tỉnh Vĩnh Long, rồi nghe theo lời khuyên, bà đến Tam pháp ty gióng trống
“kích cổ đăng văn” kêu oan cho chồng, nêu cao một tấm gương “Liệt phụ
khả gia” như lời ban tặng của bà Từ Dụ thái hậu.
Sau sự kiện chấn động này, BHN được vua Tự Đức tha tội chết, song phải
chịu “quân tiền hiệu lực”, nghĩa là phải làm lính ở Vĩnh Thông (Châu Đốc),
đoái công chuộc tội.Vậy là sau gần mười năm làm quan, ông vì đám quan
lại tha hóa ám hại nên gần như mất sạch.
Nhưng đối với cái mất mát nơi chốn quan trường BHN không một lời than
vãn, thì trước sự ra đi vĩnh viễn của người vợ hiền dám ra tận kinh đô kêu
oan cho chồng, đã khiến ông đau đớn tột cùng.
Chuyện kể, sau khi cứu được chồng, bà Thủ khoa từ kinh đô về đến quê
hương của bà ở Biên Hòa, vì hao tổn nhiều tâm lực, khác phong thổ nên bà
lâm bịnh nặng rồi mất và được an táng tại đó. Lúc bấy giờ Thủ khoa Nghĩa