Sau đấy mới đến Khơ-ba (người chạy giấy, sai vặt chứ không phải sứ giả
mang thư), sau đấy là gia nô. Ngoài những loại đó ra còn có loại người mà
địa vị có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Họ là tăng lữ, nghệ nhân làm nghề thủ
công, thầy mo, nghệ nhân hát xướng. Đối với những loại người này, Thổ ti
có phần nới tay hơn, chủ yếu họ đừng làm cho Thổ ti có cảm giác phải khó
xử đối với họ.
Một vị Lạt ma nói với tôi: người Tạng ở trong những lều lán vùng núi
tuyết, lúc đối mặt với tội ác, không phân biệt phải trái, giống như sự im
lặng của người Hán, những lúc không có gì vui vẻ lại tỏ ra vui vẻ như
người Ấn Độ.
Trong ngôn ngữ của chúng tôi gọi Trung Quốc là "Gia Na", có ý nói là
bang mặc đồ đen.
Gọi Ấn Độ là "Gia Cơ", có nghĩa là bang mặc đồ trắng.
Vị Lại ma ki về sau bị Thổ ti Mạch Kỳ trị tội, vì ông ta suy nghĩ đến những
vấn đề mọi người không cần phải đi sâu tìm hiểu. Ông ta bị cắt lưỡi, bị đau
đớn không thể nào tả nổi rồi mới chết. Về chuyện ấy tôi nghĩ, trước Thích
Ca Mâu Ni, là thời đại tiên tri, sau đấy, chúng ta không cần dùng đầu óc
chúng ta để suy nghĩ. Nếu anh cảm thấy mình là kiệt xuất, mà không phải
xuất thân từ tầng lớp quý tộc, xin hãy làm một vị Lạt ma vẽ cho mọi người
một bức tranh tương lai. Nếu anh cảm thấy có điều gì cần nói về hiện tại,
về con người, thì hãy nói nhanh lên. Nếu không, đến khi mất lưỡi sẽ không
còn nói được nữa.
Người chẳng thấy hay sao, cái lưỡi muốn nói điều gì đó thì đã bị nát.
Người dân thường đúng là có lúc muốn nói, nhưng những người đó phải
chờ đến chết mới nói ra. Dưới đây là những lời hay trước lúc lâm chung:
Cho tôi một hớp rượu mật ong.
Hãy đặt vào lưỡi tôi một viên ngọc nhỏ.
Trời sắp sáng rồi.
Mẹ ơi, họ đến rồi.
Tôi không tìm thấy chân tôi.
Trời ơi, trời ơi.