rồi đi xuống nhà dưới.Tiếng khóc của bà khiến người khác nghĩ đến mùa
hè, từng đàn ông đang bay lượn bên giàn hoa.
Nhân lúc tôi chưa bay nhảy bốn phương, hãy nói về xương cốt chúng tôi.
Ở tất cả những nơi giáo pháp mà chúng tôi tôn thờ, xương cốt được coi là
dòng giống.Thích ca Mâu ni xuất thân từ một dòng giống cao quý. Đó là
Ấn Độ - bang mặc đồ trắng. Còn những nơi quyền lực tồn tại ở ta, Trung
Quốc – bang đồ đen, xương cốt được coi như cái có liên quan đến bậc cửa,
Cái từ khó mà giải thích cặn kẽ, đại khái chỉ cái cửa mở ở nơi cao hay thấp.
Nếu đúng như vậy, cửa của nhà Thổ ti phải mở ở một nơi thật cao. Mẹ tôi
vốn là con gái một nhà nghèo hèn, sau khi về nhà Thổ ti Mạch Kỳ bà rất
chú trọng chuyện này. Bà rồi muốn nhét đầy đầu đứa con ngu ngốc những
điều ấy.
Tôi hỏi mẹ "Cửa cao như thế, lẽ nào chúng ta có thể ra vào cái nơi chót vót
tận mây xanh kia?"
Bà chỉ cười đau khổ.
"Vậy thì chúng ta không phải là Thổ ti mà là Thần tiên".
Đứa con ngớ ngẩn của bà nói với bà như vậy. Bà cười thất vọng, đồng thời
khiến tôi cảm thấy điều tiếc nuối khổ đau trong lòng.
Nhà của Thổ ti Mạch Kỳ rất cao. Bảy tầng lầu có thêm mái che, cộng thêm
tầng hầm nhà giam, cao hai mươi trượng. Nhà cửa trong khuôn viên nối với
nhau bằng những cầu thang và hành lang rối rắm phức tạp như thế sự và
lòng người. Khuôn viên chiếm cứ một địa thế đẹp, nằm ngay đỉnh điểm
long mạch, nơi hội tụ hai con sông, nhìn xuống phía dưới là hơn chục bản
nhà làm bằng đá ngay bên bờ sông.
Người ở trong những làng bản gọi là Khơ-ba. Mấy chục hộ cùmg một loại
xương, loại "hạt nhật". Ngoài việc cày cấy gieo trồng, họ còn phải vào làm
những việc vặt vãnh mà Thổ ti gọi đến bất cứ lúc nào.Trong địa bàn ba
trăm sáu mươi dặm đông tây và bốn trăm dặm nam bắc quanh nhà tôi, có
hơn ba trăm làng bản, hơn hai ngàn hộ đảm nhận việc đưa thư, chạy giấy.
Ngạn ngữ của các Khơ-ba nói: lửa đốt đít là thư lông gà của Thổ ti.Tiếng
cồng của quan trên gọi đưa thư, chạy giấy, cho dù cha mẹ đang trút hơi thở
cuối cùng thì vẫn phải bỏ đấy mà đi.