Nó không nói gì. Nó không quá coi trọng lời chủ.Trạch Lang là một đứa
nguy hiểm. Ông quản gia và ông sư phụ Hoàng Sơ Dân đều nói, những con
người như thế chỉ có gặp chủ như tôi mới được trọng dụng. Chủ như tôi là
chủ thế nào? Tôi hỏi hai người. Ông sư phụ Dân vuốt vuốt mấy sợi râu
vàng hoe, nhìn tôi từ đầu đến chân, gật đầu rồi lại lắc đầu. Ông quản gia
nói, làm theo thì lòng nhẹ nhàng, thoải mái. Ông ta nói, chủ không phải là
Thổ ti, cho nên không sợ chủ nghi ngờ có lòng mưu phản.
Ta Na về.
Hôm ấy tôi như chợt thấy tiến trình tốt đẹp ẩn hiện, giơ cao ngọn roi dẫn
đầu mọi người, thúc ngựa phóng nhanh trên cánh đồng, chim muông hốt
hoảng bay lên, mặt đất nổi sóng tràn tới, mỗi đợt sóng đều là một quang
cảnh gây phấn chấn lòng người.
Hôm ấy, tôi còn nhận được một lá thư từ Trùng Khánh vùng người Hán gửi
đến.Thư của chú tôi. Lần ấy chú từ Ấn Độ về, ngoài chuyện lấy một ít đồ
cưới cho vợ chồng iv. Nam tước nghèo người Anh ra, còn đón vị Ban Thiền
Lạt ma từ vùng người Hán về Tây Tạng. Nhưng dọc đường vị đại sư viên
tịch, chú lại quay về vùng người Hán.
Thư của chú có hai phần, một phần viết chữ Tạng, một phần viết chữ Hán.
Hai thứ chữ nhưng cùng một nội dung.Trong thư chú nói, viết như vậy sẽ
không bị ai truyền đạt sai ý. Chú biết tôi thành công lớn trên biên giới, biết
tôi hiện có một tài sản lớn, hỏi vay tôi một ít bạc. Vì người Nhật sắp thất
bại, mọi người phải cố gắng, người Nhật sẽ thất bại, lời cầu khẩn của Ban
Thiền đại sư sẽ được thực hiện, nhưng mọi người phải nghiến răng cố gắng
hơn nữa, đánh bại lũ ác quỷ tàn nhẫn nhất thế giới. Chú nói , đến ngày
chiến tranh kết thúc chú về Ấn Độ, sẽ dùng tất cả số đá quý để trả nợ. Chú
nói, đến lúc ấy mọi thứ của chú đều là của thằng cháu, là tôi. Chú sẽ sửa lại
chúc thư, đổi tên vị phu nhân Anh quốc kia sang tên tôi.Trong thư chú còn
nói, nếu cháu cống hiến cho nhà nước số tiền ấy, chú lấy làm tự hào, tự hào
vì nhà Mạch Kỳ.
Tôi bảo người chuẩn bị ngựa để thồ bạc đến Trùng Khánh, cái nơi mà trong
thư chú nói.