BÙN LẦY NƯỚC ĐỌNG - Trang 14

mới » và « tồn cổ » mà họ đứng hẳn vào khuynh hướng triệt để theo mới.
Khi đã thu hút được quần chúng rồi, họ bắt đầu chuyển sang việc truyền bá
những tư tưởng cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội nhịp theo trào lưu
tiến hóa của thế giới. Thanh thế của tờ báo càng lớn thì những người có tâm
huyết có tài năng tìm đến hợp tác mỗi ngày một đông, và nổi bật nhất là Tú
Mỡ tức Hồ Trọng Hiếu, Thế Lữ tức Nguyễn Thứ Lễ…

Trong báo Phong Hóa, Nguyễn Tường Long lấy bút hiệu là Tứ Ly. Sở

dĩ ông chọn bút hiệu này là vì muốn đả phá thói mê tín bốc phệ, ông đã chọn
giờ xấu nhất trong ngày là giờ Tứ Ly làm tên hiệu. Thời kỳ này Tứ Ly rất ít
khi viết những bài nghị luận chính trị, kinh tế hoặc xã hội mà chỉ chuyên về
mặt đả kích. Bằng một lối văn hài hước khi thì nhẹ nhàng thâm thúy kiểu
nhà nho, khi thì sâu cay độc địa kiểu những cây bút đả kich Tây phương, Tứ
Ly đả kích tất cả những người và những việc mà ông cho là tiêu cực, là hủ
bại, là cản đường tiến của xã hội. Bất cứ một chuyện nhỏ hay một chuyện
lớn, ảnh hưởng quan trọng hay thoảng qua, tất cả đều có thể là những đầu đề
cho Tứ Ly đả kích để đưa chủ trương « theo mới » những tư tưởng tiến bộ
của mình ra : một vụ kiện tranh ngôi thứ, mọi biện pháp hành chính mới của
thống trị Pháp, một thay đổi chức vị trong Triều đình Huế, một viên quan bị
tố cáo ăn hối lộ, một câu văn viết không rõ ý của một tờ báo-khác, một tư
tưởng nhai lại, thậm chí một nét mặt, một kiểu phục sức như cái mũi đỏ của
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, cái búi tóc củ hành của Ứng Hòe Nguyễn Văn
Tố… tất cả đều bị Tứ Ly đưa lên mặt báo, bóc trần, mổ xẻ để đả kích bằng
cả lý luận lẫn giọng cười.

Báo Phong Hóa càng ngày có ảnh hưởng càng lớn. Mật thám Pháp dò

biết Tứ Ly là linh hồn của cơ quan này nên đã ra lịnh đổi viên tham tá lục sự
Nguyễn Tường Long từ Hà Nội vào Đà Nẵng nhằm tách rời ông khỏi bộ
tham mưu. Nhưng trở lại miền Trung là Tứ Ly lại có thêm một dịp để đả
kích chế độ cai trị cực kỳ khắc nghiệt của thực dân với những tay sai đắc lực
của chúng trong hàng ngũ quan-lại Nam Triều. Vì thế, thực dân Pháp không
còn cách nào khác là hạ lệnh đóng cửa tuần báo Phong Hóa. Lúc đó vào năm
1937.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.