BÙN LẦY NƯỚC ĐỌNG - Trang 15

Nhưng báo Phong Hóa chết, nhóm của ông đã có sẵn nhà Xuất Bản Đời

Nay để làm cầu liên lạc với người đọc qua những tác phẩm văn nghệ đã
đăng trong báo đó. Thời kỳ này Tứ Ly không có một văn phẩm nào để xuất
bản. Ít lâu sau, người anh thứ hai của ông là Nguyễn Tường Cẩm xin được
ra một tờ báo khác là tuần báo Ngày Nay. Trong 18 số đầu, tờ Ngày Nay
chuyên về hình ảnh và phóng sự với mục đích là tránh sự rình rập của thực
dân Pháp. Từ số 19, tờ Ngày Nay bắt đầu đổi thể tài, chuyên về văn nghệ và
Tứ Ly đổi tên là Hoàng Đạo để thỉnh thoảng viết một vài bài đả kích nhẹ
nhàng. Ngược lại với bút hiệu chọn lần trước, với tờ Ngày Nay, Nguyễn
Tường Long lấy giờ Hoàng Đạo là giờ tốt nhất trong ngày để thay cho tên
Tứ Ly. Chính trong thời gian bắt đầu xây dựng tờ Ngày Nay, tác giả đã ghi
chép một số những vụ xử án điển hình tại tòa Tiểu binh Hà Nội trong khi
ông ngồi ghế lục sự tại tòa này và đăng trong mục « TRƯỚC VÀNH
MÓNG NGỰA ». Dụng ý của ông khi viết mục này là vẽ lại cảnh sống cơ
cực, trình độ thấp kém của người dân Việt Nam dưới chế độ thống trị của
thực dân Pháp qua sự xét định của tòa án của Pháp, theo luật lệ của Pháp,
thứ luật lệ mà người Pháp vẫn tự hào là nhất thế giới.

Qua nhiều lần thay đổi thể tài, phần văn nghệ dần dần được giới hạn và

đưa từ trang đầu vào trang giữa rồi chuyển về những trang cuối của tờ báo,
phần nghị luận chính trị kinh tế xã hội được tăng cường tùy theo tình hình
chính trị và sự canh chừng của thực dân lúc đó. Cây bút nghị luận Hoàng-
Đạo càng ngày viết càng nhiều và không ngừng đưa ra những tư tưởng tiến
bộ, giới thiệu những khuynh hướng chính trị và cách mạng trên thế giới,
khảo cứu thực trạng của xã hội Việt-Nam để dẫn dắt người đọc đi tới con
đường cách mạng. Ông đã viết từng loạt bài nối tiếp từ Mười Điều Tâm
Niệm mà ông coi như kim chỉ nam cho thanh niên thời ấy, đến Công Dân
Giáo Dục để giới thiệu các chế độ chính trị, khuynh hướng dân chủ ở nước
ngoài, cùng các chủ nghĩa chính trị, các đảng phái, từ chủ nghĩa vô chính
phủ, đến chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Cộng-sản. Các vấn đề xã hội trong
nước được ông khảo xét một cách minh bạch từ đời sống nông dân sau lũy
tre xanh đến những cảnh vật lộn cực khổ của lao động thợ thuyền ở thành thị
với những loạt bài « Bùn Lầy Nước Đọng » và « Vấn đề Cần Lao ». Trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.