BÙN LẦY NƯỚC ĐỌNG - Trang 17

Làng nào cũng như làng nào, cũng đầy những túp nhà tranh lụp xụp, trơ

vơ mấy cái cột tre và cái bàn thờ siêu vẹo. Đó là những lâu đài của dân cầy,
đó là nơi :

« …Giường nan bẩn thỉu, chiếu hôi hám.

Bố cu mẹ đĩ rúc vào nằm… »

Sau một ngày nặng nhọc vất vả trong ruộng lầy, dưới ánh nắng cháy da

hay gió lạnh cắt thịt.

Tuy vậy được no cơm ấm cật họ cũng có thể lấy làm tự mãn. Nhưng sự

ước ao ấy chỉ là truyện chiêm bao. Chỉ những lúc mùa màng là vợ con đề
huề chung quanh giá cơm đầy, chỉ những buổi việc làng là được miếng thịt
lợn, đĩa lòng. Còn quanh năm, nhịn đói là lẽ thường, ăn no là một sự bất
thường.

Với sự đói kém, sự khổ cực ấy, còn lấy đâu ra tiền mà nuôi con cho hợp

vệ sinh, mà thuốc thang cho vợ, cho mình lúc yếu đau, mà tìm những sinh
thú… Đời họ chỉ còn một mục đích, một mục đích chán nản vô cùng : miễn
là sống được, còn sống thế nào thì sống.

Cứ như thế, cho đến lúc chết. Chết, tức là thoát khỏi một đời khốn nạn,

một đời trâu ngựa.

Tình cảnh của dân quê đã buồn thảm như vậy, mà nào họ có được yên

ổn mà sống trọn cái đời đáng thương. Họ còn là cái thân chịu những điều
nhũng nhiễu, những sự lạm quyền, những nỗi áp bức. Họ không có một chút
quyền gì cả, ngoài cái quyền được nhẫn nại chịu khổ, chịu đòn, chịu nhục.

Bọn nhà giầu cho vay nặng lãi thì bóp hầu bao của họ để lấy tiền ; bọn

cường hào thì đè nén họ cướp lấy hết cả những lợi lộc chung của một làng.
Lại còn cái họa ăn tiền, cái họa ăn hối lộ, một điều đê mạt xấu chung cho cả
nước ta, cái họa nhân mãn ở trung châu miền Bắc và ở miền Trung… và
nhiều cái họa khác.

Đó, tình cảnh dân quê. Một cảnh huống khốn khổ có một, khốn khổ về

vật chất, về tinh thần, không có bút nào tả hết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.