thời kỳ Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, ông đã có hoàn cảnh lên
án cực kỳ nghiêm khắc chủ nghĩa thực dân xâm chiếm thuộc địa với loạt bài
khảo cứu nhan đề « Thuộc địa Ký Ước ».
Trong báo Ngày Nay ông cũng có viết một truyện dài nhan đề : Con
Đường Sáng và một số truyện ngắn, nhưng ông chưa tìm ra được một lối
viết truyện thích hợp. Sau này ông có để riêng một thời gian để nghiên cứu
kỹ thuật về tiểu thuyết và ông đã xây dựng một số tác phẩm lớn nhưng đều
phải bỏ giở vì những hoạt động cách mạng.
Có thể nói rằng sự nghiệp văn chương của Hoàng-Đạo ngừng lại cùng
lúc với tuần báo Ngày-Nay bị đóng cửa năm 1940 sau khi nước Pháp bị Đức
chiếm đóng. Và từ đó ông chuyên về các hoạt động cách mạng. Cuối năm
1910 vì tổ chức đảng Đại Việt Dân Chính chủ trương xây dựng lực lượng lợi
dụng các biến cố quốc-tế để đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ triều đình Huế
xây dựng một nước Việt-Nam độc lập và dân chủ mà ông cùng các đồng chí
bị Pháp bắt giam và đưa đi đày tại trại an trí Vụ-Bản thuộc châu Lạc-Sơn
tỉnh Hòa-Bình. Năm 1943 thực dân Pháp giải ông về quản thúc tại Hà-nội.
Tháng 6 năm 1946 sau khi lực lượng cách mạng dân tộc bị kiệt quê trong
cuộc nội chiến chống Việt-Minh cộng sản, ông cùng các chiến sĩ Quốc Dân
Quân rút sang Trung-Quốc. Trú ở Côn Minh rồi sang Quảng Châu, ông bị
bệnh đau tim và mất tại đó.
*
Từ ngày Justin Godart từ biệt đất nước vô duyên này, ai ai cũng sẵn
lòng nói đến nỗi khổ của dân quê, ai ai cũng muốn cúi mình xuống nơi bùn
lầy nước đọng là nơi ăn ở của hầu hết dân Việt-Nam.
Đó là một triệu chứng đáng mừng. Nỗi đói khổ của dân quê sau lũy tre
xanh đã đến cực điểm. Dân quê trở nên dốt nát cũng đã đến cực điểm. Dốt
nát vì đói khổ, đói khổ lại vì dốt nát, cứ như thế mãi trong cái vòng luẩn
quẩn, không bao giờ ngóc đầu lên nổi, nếu không có sức gì đưa họ ra ánh
sáng.