- Nửa tiếng đồng hồ nữa hãy cho phát thanh bài hát này xuống bên
dưới thung lũng, coi như đó là lệnh tấn công cuối cùng của chúng ta.
Ba mươi phút sau đó, Đào Văn Lạt ngồi trước một chiếc máy truyền
tin nhỏ, chăm chú theo dõi người chuyên viên truyền tin đang cố dò tầng số
của Bộ chỉ huy Pháp bên dưới căn cứ. Khi đâu đó xong xuôi, Đào Văn Lạt
đứng lên để chiếc dĩa hát vào máy, đồng thời cầm lấy ông liên hợp. Đào
Văn Lạt cất giọng từ tốn bằng Pháp ngữ.
- Hỡi các con, hãy khoan tiêu hủy các máy truyền tin của mình vội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn dành cho các con một hợp khúc nhún nhường:
Bài kháng chiến ca.
Bên dưới các căn hầm dột nát, ẩm nước và các lô cốt còn lại trong cái
căn cứ tan hoang dưới lòng chảo Điện Biên Phủ, các binh sĩ Nhảy dù và Lê
Dương của Pháp bắt đầu nghe một giọng đàn bà cất tiếng hát qua các máy
truyền tin của họ. Giọng hát có tiếng đàn lục huyền cầm đệm theo.
- Hỡi các chiến hữu, Tự Do đang chờ chúng ta lúc này đây.
Chiếc máy hát cũ kỹ đưa chiếc dĩa quay đều đặn. Đào Văn Lạt mỉm
cười với người lính truyền tin.
- Đồng chí hãy cho quay đi, quay lại trên tầng số này cho đến khi xong
trận đánh rồi hẳn thôi.
Đào Văn Lạt định bước ra khỏi phòng truyền tin thì điện thoại reo. Lạt
đưa ống liên hợp lên tai thì nhận ra người đang nói chuyện với mình là viên
Chính ủy Trung đoàn 59, một trong số các Chính ủy mà Lạt đã truyền lệnh
của Tướng Giáp về cuộc tấn công tối hậu cách đây không lâu.
- Thưa đồng chí Chính ủy, tôi xin được phép trình với đồng chí Chính
ủy một thỉnh cầu của người Đại đội trưởng trong đơn vị của tôi. Người Đại
đội trưởng này muốn xin tình nguyện được lãnh trách nhiệm cắm ngọn cờ