BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 100

Sự hô hấp tuần hoàn

Tất cả đều do gió.

Một phen gió nghiệp dừng

Thân này như khúc gỗ.

Thế nên, sự tồn tại của thân hiện nay và sự tiếp nối của thân mai sau đều do

nghiệp. Còn nghiệp là còn sự sống và tiếp nối sự sống. Nghiệp chủ động trong vòng
sanh tử của chúng sanh.

Nghiệp có nhiều thứ, nói đơn giản chỉ có hai thứ thuộc ba lớp khác nhau: thiện

nghiệp, ác nghiệp, tích lũy nghiệp, cận tử nghiệp, định nghiệp, bất định nghiệp. Những
hành động lành tạo thành thói quen là thiện nghiệp, sẽ dẫn dắt sanh trong các cõi lành.
Những hành động dữ tạo thành thói quen là ác nghiệp, sẽ lôi cuốn vào các cõi dữ.
Trong lục đạo luân hồi, tùy nghiệp lành cao thấp sẽ sanh trong ba đường lành: người,
a-tu-la, trời. Nghiệp dữ tùy nặng nhẹ sẽ sanh trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỉ, súc
sanh. Vì thế, lành dữ đều do nghiệp, nghiệp lại chính là hành động hằng ngày của
chúng ta. Muốn tương lai vui hay khổ đều do ta quyết định. Chính chúng ta là người
làm chủ vận mạng của chúng ta, không ai khác có thể đem vui khổ lại cho chúng ta, kể
cả đức Phật. Chúng ta là người định đoạt số phận của mình ngay trong hiện tại và vị
lai.

Hằng ngày chúng ta gây tạo nghiệp lành hay dữ tích lũy thành sức mạnh, dẫn

dắt chúng ta đến chỗ tương ứng thọ sanh, gọi là tích lũy nghiệp. Thuở Phật tại thế,
Thích-ma-ha-nam đến bạch Phật: Hằng ngày con giữ năm giới tu thập thiện... nếu đi
đường gặp cọp dữ, voi dữ hại, khi ấy chết con sẽ sanh về đâu? Đức Phật đáp: Như cây
to đang nghiêng hẳn về một chiều, bị người cưa sẽ ngã về đâu? Đây là hiệu năng của
tích lũy nghiệp. Chúng ta sắp chết mà nghiệp thiện, ác chưa nghiêng hẳn bên nào, khi
ấy tâm niệm thiện dấy mạnh, hoặc tâm niệm ác dấy mạnh liền theo đó thọ sanh, là cận
tử nghiệp. Người ta thường quan trọng giờ phút lâm chung là vì thế. Trợ niệm bằng
cách nhắc lại giáo pháp mà người sắp chết đã nghe, cho họ dễ tỉnh giác, hoặc tụng kinh
niệm Phật theo sở thích hằng ngày của họ, khiến thêm sức mạnh để họ đi theo con
đường đã chọn. Thân miệng ý cộng tác tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ, kết quả tất yếu
phải thọ báo lành hay dữ là định nghiệp. Thân miệng riêng lẻ tạo nghiệp lành hay dữ,
kết quả có thể thay đổi được là bất định nghiệp. Ví như có người ý thù ghét, miệng
chửi, tay đánh một đối phương, sau đó họ ăn năn đến xin lỗi, đối phương dù có tâm
lượng rộng rãi đến đâu thử hỏi có tha thứ dễ dàng chăng? Ngược lại, có người vô tình
hoặc lầm lẫn chửi hay đánh kẻ khác, sau đó anh biết lỗi đến xin lỗi, chắc chắn nạn
nhân kia tha thứ chẳng khó.

GIÁC NGỘ TU NGHIỆP THIỆN

Biết thân miệng ý là chỗ xuất phát nghiệp, người phát tâm qui y Tam Bảo, trước

tiên phải giữ năm giới. Trong năm giới không sát sanh, không trộm cướp, không tà
dâm là ba điều thiện của thân; không nói dối, không uống rượu là hai điều thiện của
miệng. Chỉ tu năm điều thiện này là đủ cung cách một người tốt trong xã hội hiện tại,
và sẽ làm người tốt ở vị lai. Giữ trọn năm giới là đóng cửa ba đường ác (địa ngục, ngạ
quỉ, súc sanh), không bao giờ ta bước chân đến ba chỗ này. Thế nên, Phật chế năm giới
là phương tiện giảm thiểu đau khổ cho con người trong hiện tại và vị lai.

Nếu giữ trọn mười điều thiện sẽ được sanh lên cõi trời, là con đường lành cao

nhất trong sáu đường. Giữ mười điều thiện là tu đủ ba nghiệp: nơi thân không sát sanh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.