BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 99

CỐT LÕI ĐẠO PHẬT


Chủ yếu đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau. Song lâu đài

giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ. Trước phải giác ngộ nhiên hậu
mới giải thoát, như nói “biết đúng mới làm đúng”. Giác ngộ Giải thoát theo liền bên
nhau không thể tách rời được. Cầu Giải thoát mà trước không Giác ngộ là sự mong cầu
viển vông thiếu thực tế. Như người mắc bệnh ghiền á phiện muốn bỏ, mà không ý thức
tai hại do ghiền á phiện gây ra, chạy cầu thầy bùa, thầy pháp xin bùa phép uống để
khỏi ghiền, là xa vời không thực tế. Muốn bỏ bệnh ghiền á phiện, chính người ấy phải
nhận thức rõ ràng tai hại của bệnh ghiền, đồng thời lập chí cương quyết bỏ á phiện, dù
bị cơn ghiền hành hạ thế mấy, liều chết hẳn không tái phạm. Có thế, người ấy khả dĩ
thành công việc bỏ ghiền á phiện. Mọi khổ đau trong đời sống con người đều do hành
động xấu xa của con người chuốc lấy. Muốn giải thoát mọi đau khổ, con người phải
Giác ngộ, cương quyết đập tan mọi nguyên nhân sanh ra đau khổ. Nhân đau khổ đã nát
thì quả khổ đau đâu còn. Vì thế, Giác ngộ Giải thoát là “Cốt Lõi Đạo Phật”.

GIÁC NGỘ ĐAU KHỔ

Thuở còn làm Thái tử, sau khi chứng kiến sự sanh già bệnh chết của con người,

ngài Tất-đạt-đa quyết tâm xuất gia tầm đạo. Sau khi đã đạt đạo, Ngài thấy rõ trong mọi
đau khổ chỉ luân hồi sanh tử là cái khổ to lớn dai dẳng hơn cả. Cho nên, ngót bốn mươi
chín năm Ngài thuyết pháp cốt chỉ rõ con đường Giải thoát Sanh tử Luân hồi cho
chúng sanh. Đồng thời Ngài cũng phương tiện vạch bày phương pháp giảm thiểu đau
khổ cho những chúng sanh chưa đủ khả năng thoát khỏi luân hồi.

GIÁC NGỘ LÝ NGHIỆP DẪN

Chúng sanh si mê tạo nghiệp, sức nghiệp lôi kéo chúng sanh đi vào luân hồi

sanh tử. Do nghiệp dẫn dắt chúng sanh mãi trèo lên tuột xuống trong sáu nẻo luân hồi.
Có khi chúng ta vui cười ở cõi trời, có khi la hét ở cõi a-tu-la, có lúc nửa cười, nửa
mếu ở cõi người, lại có khi kêu la thảm thiết ở địa ngục, có lúc thất thểu đói khát ở ngạ
quỉ, có khi ngu si sống theo bản năng ở súc sanh. Đang lúc bị nghiệp dẫn, chúng ta
cũng có gặp những cảnh vui, song cái vui ấy chỉ trá hình của đau khổ. Vì là cái vui
mỏng manh tạm bợ, rốt cuộc đều tan biến theo thời gian. Nghiệp là hành động tạo tác
của con người hoặc nói khác, nghiệp là động lực thúc đẩy lôi kéo chúng sanh đến nơi
thọ quả. Cụ thể hơn, nghiệp là sức bảo tồn mạng sống hiện tại của con người. Do hành
động tạo tác nhiều lần, thành thói quen, có sức mạnh lôi cuốn con người đi theo thói
quen là nghiệp. Ban đầu ta làm chủ tạo nghiệp, nghiệp thành, làm chủ chi phối lại
chúng ta. Như người khi mới tập uống rượu và sau khi đã ghiền rượu. Nghiệp dẫn dắt
chúng ta lang thang trong sáu nẻo luân hồi đều do cái sở tập của mình mà nên. Sự sống
là động, ngừng mọi hoạt động trong thân thì chết. Như mũi tên rời dây cung bay bổng
trong không là do sức đẩy, sức đẩy mãn thì mũi tên phải rơi. Sự sống của thân chúng ta
đều do sức nghiệp, nhờ gió nghiệp thu hút tứ đại bên ngoài vào thân, cũng do gió
nghiệp tống tứ đại phế thải trong thân ra ngoài, gió nghiệp dừng thì thân này phải hoại.
Có bài tụng:

Đem vào nhờ gió nghiệp

Tống ra cũng gió đưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.