BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 98

thân này là vô thường sanh già bệnh chết, mà chúng ta có chịu già, chịu bệnh, chịu
chết đâu? Chúng ta muốn trẻ mãi, muốn khỏe luôn, muốn sống hoài. Song muốn mà
không được trở thành đau khổ. Cho nên nói già khổ, bệnh khổ, chết khổ. Nếu chúng ta
thấy rõ luật vô thường như thế, không mong muốn cố giữ, thì khi già, bệnh, chết đến
có khổ chăng? Họa chăng có khổ là khổ vì thân bại hoại thôi, chớ không có khổ do tâm
cố giữ mà không được. Vì thế, người thấy rõ lẽ này không chấp trước là bớt khổ năm
mươi phần trăm (50 %).

Đến cái bệnh muôn đời của chúng ta là chấp cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái

nếm, cái xúc chạm, cái suy nghĩ của mình lúc nào cũng đúng. Ta một bề chấp cứng cái
thấy cho đến cái suy nghĩ của mình là đúng, khác đi là sai, người cũng một bề chấp
cứng như vậy, mà hai cái thấy và suy nghĩ đều khác nhau, chắc chắn sẽ nổ ra trận đấu
khẩu, đấu khẩu mà không giải quyết được, trận đấu võ ắt phải đến. Nhỏ thì chuyện rắc
rối giữa cá nhân với cá nhân, lớn hơn giữa gia đình với gia đình, lớn nữa giữa quốc gia
với quốc gia. Ngòi đấu tranh đã châm lên, thì lửa đau khổ sẽ lan khắp. Chính vì không
suốt thấu lẽ thật, nên sẽ sanh ra chấp chặt. Cái chấp chặt ấy vốn từ si mê mà ra. Do đó,
đạo Phật chủ trương lấy ánh sáng giác ngộ, phá tan đêm tối si mê, là cứu khổ chúng
sanh. Cái cứu khổ này không có hình tướng, nên không thấy cụ thể, song cái lợi ích
sâu xa bền bỉ của nó không thể đánh giá đến được. Người đời chỉ thấy cái gì cụ thể,
cho là thiết thực, không thấy cụ thể cho là huyền hoặc. Như một gia đình nghèo khổ
khốn đốn, người chồng là cột trụ trong nhà đi đạp xích lô, mỗi ngày được năm ba
ngàn, anh mắc phải cái bệnh ghiền rượu. Chiều nào anh cũng phải ngồi quán, số tiền
kiếm được của anh đã mất hết hai phần trong quán. Vợ con anh chỉ còn một số quá
nhỏ, nên phải khốn đốn. Chúng ta thấy thương, mỗi ngày đến giúp vài lít gạo, thử hỏi
chúng ta giúp đến bao giờ gia đình này hết khốn đốn? Chỉ cách duy nhất, chúng ta phải
khéo khuyên ông chồng nhà ấy bỏ rượu. Một khi ông thức tỉnh chịu bỏ rượu, gia đình
ấy sẽ bớt khốn đốn lâu dài. Lời khuyên để ông chịu bỏ rượu không có gì cụ thể, mà kết
quả không thể lường được. Chính vì cứu khổ chúng sanh, đức Phật vạch trần cho
chúng ta thấy cái mê chấp là đau khổ, là trầm luân. Một khi chúng ta thức tỉnh bỏ được
mê chấp là an lạc vĩnh viễn.
Tóm

lại, trên đây đã trình bày đầy đủ cội gốc của đau khổ trầm luân và cội gốc

của giải thoát Niết-bàn. Chủ động của hai lối đi xuống và lên là sáu căn. Mê muội y cứ
vào sự thấy biết của sáu căn mà chấp chặt, là đau khổ trầm luân. Sáng suốt thấy rõ sự
thấy biết của sáu căn là giới hạn là góc cạnh, không chấp trước là an lạc giải thoát. Con
đường tu của chúng ta thật là đơn giản, chỉ ở sáu căn giác và mê mà được vui hay chịu
khổ. Không tìm cái vui ở phương trời nào, cũng không chạy trốn cái khổ ở núi non gì.
Chuyển hướng sáu căn không chạy theo không dính mắc sáu trần là thật sự giải thoát.
Có vị Tăng hỏi Thiền sư: “Thế nào là giải thoát?” Thiền sư trả lời: “Căn trần không
dính nhau là giải thoát.” Câu này vừa là đơn giản vừa là thực tế. Dính mắc là bị trói
buộc, là mất tự do. Không dính mắc là tự do là giải thoát, thật không có gì lạ cả. Hơn
nữa căn trần là tướng duyên hợp không thật. Nếu thấy căn trần duyên hợp như huyễn
hóa, là phá được chấp ngã (căn), chấp pháp (trần), mới là hoàn toàn giải thoát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.