BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 97

giải thoát hay thành trầm luân cũng chỉ là sáu căn không dính mắc sáu trần hay sáu căn
kẹt chặt sáu trần. Người học đạo giải thoát phải hiểu rõ điều này.

KINH LĂNG NGHIÊM CŨNG ĐỒNG TINH THẦN NÀY

Trong kinh Lăng Nghiêm, A-nan sau khi nghe Phật dạy nghĩa quyết định thứ

hai, khởi nghi vấn: “... Xin nguyện đức Đại Từ thương xót kẻ chìm đắm, chính nơi
thân tâm hiện nay, chỉ cho chúng tôi thế nào gút, do đâu mà cởi, cũng khiến cho chúng
sanh khổ não vị lai được khỏi luân hồi, không sa vào ba cõi...”
Khi

bấy giờ, ông A-nan và cả đại chúng đều nghe các đức Như Lai mười

phương, số như vi trần, tuy khác miệng nhưng đồng một lời, bảo A-nan rằng: “Hay
thay cho A-nan! Ông muốn biết cái câu sinh vô minh là cái đầu gút, khiến ông phải
luân hồi sanh tử, thì nó chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì khác; ông lại
muốn biết tính Vô thượng Bồ-đề, khiến ông chóng chứng đạo quả an vui, giải thoát,
vắng lặng, diệu thường, thì cũng chính là sáu căn của ông, chớ không phải vật gì
khác.” (Kinh Lăng Nghiêm tr. 51 Tâm Minh dịch.)

Ở đây không chỉ đức Phật Thích-ca mà cả mười phương chư Phật đồng nói sáu

căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát. Vô minh là cái mê chấp của sáu
căn, nó lôi chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử. Vô thượng Bồ-đề là cái tỉnh giác của
sáu căn, nó đưa chúng ta đến chỗ an lạc giải thoát... Thấy được chỗ căn bản này, sự tu
hành của chúng ta, có nơi y cứ vững chắc, chúng ta không còn ngờ vực gì trên bước
đường tầm đạo giải thoát.

Ngài A-nan tuy nghe như vậy vẫn còn ngờ, cúi đầu bạch Phật: “Làm sao cái

khiến cho tôi bị luân hồi, sống chết hay được an vui, diệu thường, cũng đều là sáu căn,
chớ không phải vật gì khác?”
Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái
thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát
ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và
kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy
nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi
tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy
lại còn có vật gì khác.” (Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)

Đoạn này Phật nói rõ căn trần thức đều hư dối không thật như hoa đốm trong hư

không, như bó lau dựng nương vào nhau mà không có chủ. Cái không thật, không chủ
ấy, mà chấp thấy biết của sáu căn là thật, là gốc vô minh. Đã là vô minh thì đi trong
luân hồi sanh tử. Nếu thấy biết mà không chấp tướng thấy biết là Vô lậu Chân tịnh
Niết-bàn. Bởi vì từ cái gốc không thật có sanh ra ngọn ngành hoa quả cũng đều không
thật. Không thật chấp là thật tức vô minh. Không thật biết không thật là giác ngộ. Vô
minh thì luân hồi, giác ngộ thì giải thoát. Chỉ y cứ sáu căn, mê thì luân hồi, giác thì
giải thoát, không còn pháp gì khác nữa.

CHẤP LÀ SI MÊ

Cuộc đời là một dòng trôi chảy linh động, không dừng ở một phút giây nào,
không đứng mãi ở một vị trí nào. Thế mà, chúng ta cố giữ nó còn mãi và nguyên vẹn
với chúng ta. Quan niệm cố giữ là gốc từ si mê, bởi vì không thấy được lẽ thật. Như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.