BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 95

lại, chúng ta thì sao? Gan dạ xông pha vào chốn hiểm nguy đã không có, ai chạm đến
bản ngã thì hận thù không thể tha. Vậy chừng nào chúng ta mới đắc đạo?

KINH PHẠM VÕNG CŨNG ĐỒNG Ý TRÊN

Trong

kinh

Phạm Võng mỗi khi kết thúc kiến chấp của ngoại đạo, đức Phật đều

nói: “Chỉ Như Lai biết rõ chỗ lầm chấp đó và biết nhiều hơn nữa họ đã tin như thế nào,
chấp như thế nào, có báo ứng như thế nào, nhưng Như Lai không hề để ý chấp trước
nên được giải thoát tịch diệt. Như Lai biết rõ sự sanh khởi và tận diệt của thọ, biết sự
ái nhiễm và tội lỗi của thọ, biết sự thoát ly các thọ và đem trí tuệ quán sát bình đẳng
mà được giải thoát hoàn toàn.” (Kinh Phạm Võng. Trường A-hàm tr. 261 H.T. Trí Đức
dịch.)
Qua

đoạn kinh trên, chúng ta thấy Phật biết tất cả chỗ chấp của ngoại đạo và

biết nhiều hơn, song Phật không chấp trước nên được giải thoát tịch diệt. Đây là Phật
đánh giá đầy đủ biết chấp là triền phược trầm luân, biết tất cả mà không chấp là giải
thoát tịch diệt. Đến đoạn sau, Phật biết rõ sự sanh khởi và diệt tận của thọ cho đến biết
sự thoát ly các thọ... Chữ thọ ở đây là sáu căn tiếp xúc sáu trần là xúc có cảm thọ là
thọ, ái nhiễm là ái, tội lỗi là thủ, tạo thành đau khổ đời này và nhân sanh tử đời sau. Do
Phật dùng trí tuệ quán sát bình đẳng các thọ, dù thọ lạc, thọ khổ... bản chất nó là duyên
hợp hư dối, vô thường không lâu bền nên không ái nhiễm mà giải thoát.

Lại một đoạn khác, Phật nói: “Các đạo sĩ và Bà-la-môn sở dĩ chủ trương thế

gian thường trú cho đến chủ trương chúng sanh hiện tại Niết-bàn, cũng bởi họ dựa vào
sự xúc đối phân biệt của sáu giác quan, nếu không xúc đối thời cũng không thể có các
chủ trương...

Nếu vị Tỳ-kheo nào đối với sáu xúc đối của sáu giác quan biết được một cách

đúng đắn như thật về sự phát khởi, sự diệt tận, sự nhiễm ái, sự tội lỗi, và sự thoát ly nó,
thì sẽ vượt ra ngoài vòng các kiến chấp sai lầm trên.” (Trường A-hàm tr 269 H.T Trí
Đức dịch). Ngoại đạo do sáu căn tiếp xúc sáu trần cảm thọ thế nào chấp cứng thế ấy,
cho cái ta nhận được là chân lý, khác với cái nhận của ta đều sai lầm. Bởi chấp như
vậy nên kẻ này cãi vã kẻ kia, nhóm này chống đối nhóm khác. Sự cãi vã chống đối ấy
rốt cuộc không đi đến đâu, chỉ ôm ấp phiền não thù hận. Vì cái cảm nhận của họ là cục
bộ, là phiến diện, làm sao giải quyết thỏa mãn được cái toàn diện. Chỉ có những người
qua sự xúc đối, có cảm nhận, biết rõ bản thân nó do duyên hợp sanh khởi, rồi vô
thường hoại diệt, ái nhiễm nó sẽ tạo nghiệp đau khổ, gỡ bỏ nó sẽ thoát ly ngoài vòng
kiến chấp, được giải thoát Niết-bàn.

Cũng kinh Trường A-hàm, Phật có thí dụ Mù rờ voi. Câu chuyện thế này: Một

hôm nhà vua ngự tại triều muốn thử nghiệm những người mù. Vua sai các quan tìm
một số người mù dẫn đến trước sân triều và dẫn một con voi đến. Công việc ổn định
xong, nhà vua và quần thần ra trước sân triều dự cuộc thử nghiệm. Vua bảo một vị
quan sắp đặt những người mù đứng hai hàng, khoảng giữa là chỗ con voi đứng. Xong
xuôi, vị quan bảo những người mù rằng: Trước các người là một con voi, hãy tiến đến
rờ xem, rờ rồi diễn tả hình dáng con voi cho nhà vua và bá quan nghe, ai diễn tả đúng
được hậu thưởng. Sau khi ào vào mò rờ, người chụp được cái chân nói con voi giống
cây cột, người rờ nhằm cái bụng nói con voi giống cái trống, người chụp được cái đuôi
nói con voi giống chổi chà..., mỗi người trình bày con voi mỗi cách. Chính vì mình sờ
tới nắm được nên khẳng định con voi như thế, người khác cũng sờ tới nắm được cũng
khẳng định chỗ biết của mình. Vì mỗi người đều chấp chặt vào chỗ xúc chạm riêng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.