BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 94

Thân xúc chạm đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Thân xúc chạm cảm

giác không giống nhau, tùy cơ thể mỗi người. Một người mập (béo), một người ốm
(gầy) ở chung nhau một căn phòng. Khí hậu khoảng mười tám độ C, người mập (béo)
cảm thấy mát, người ốm (gầy) phát run. Người ốm lại đóng kín cửa sổ, người mập bực
bội mở toác ra. Thế là, sự ẩu đả phải đến. Bởi chấp chặt vào cảm giác riêng mình, nên
dễ nổ ra sự chống đối. Ở chung mà chống đối nhau là phiền não, là khổ đau. Hơn nữa,
đuổi theo xúc dục là nhân tan nát gia đình, là mầm trầm luân khổ hải.

Ý duyên pháp trần đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Pháp trần là bóng

dáng ngoại cảnh do huân tập in sâu vào ý căn (não bộ) mà thành. Ý y cứ những bóng
dáng sẵn có ấy, nhận định mọi sự việc xảy ra, giống như người mang một thứ kiếng
màu nhìn cảnh vật. Bởi sự huân tập từ mỗi gia đình, hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên
sự nhận định của mỗi người cũng khác nhau, như mỗi người mang một thứ kiếng màu.
Chấp chặt nhận định riêng tư của mình, bắt mọi người phải giống như vậy, là không
thể được. Cho nên sự đấu tranh cãi vã xảy ra thường nhật, vì chỗ không đồng ý nhau.
Vợ chồng cãi vã đến ly dị cũng vì không đồng ý. Anh em chống đối nhau đến tình cốt
nhục phải phân ly, cũng vì không đồng ý. Cha có thể từ con, cũng vì con không giống
ý mình... Vợ chồng làm sao đồng ý nhau được? Vì vợ quen nếp nội trợ, giao thiệp với
phái nữ, còn chồng hoạt động bên ngoài, phần lớn tiếp xúc phái nam, sự huân tập hai
bên khác nhau quá nhiều, làm gì có nhận định giống nhau như một được. Thế mà đòi
mọi việc phải đồng ý nhau, có chỗ bất đồng liền sanh sự, quả là điều không hợp lý.
Cha và con lại khó đồng ý nhau. Vì cha được học hỏi huân tập hoàn cảnh khác, con
được học hỏi huân tập một hoàn cảnh khác. Nếu con giống hệt cha là con đã lạc hậu, vì
sống lùi lại hai ba thập kỷ. Hiểu như vậy, chúng ta muốn được cuộc sống vui hòa, cần
phải thông cảm nhau và xả cái chấp riêng biệt của mình, mới đem lại đời sống an lành
hạnh phúc.

Nếu ý đuổi theo pháp trần là loạn động điên đảo, là phiền lụy khổ đau. Muốn

tâm an định, ý dừng lại không chạy theo pháp trần, lúc ấy là hết khổ, gần Niết-bàn.
Trên

đây là nói rộng pháp tu ngài Phú-lâu-na nhận được một cách đơn giản nơi

đức Phật. Ứng dụng pháp tu này chỉ trong vòng ba tháng Ngài chứng được Tam minh
và độ được hàng ngàn cư sĩ.

LÝ DO NÀO NGÀI TU CHỨNG NHANH CHÓNG

a) Khéo ứng dụng pháp tu. - Do Ngài khéo ứng dụng pháp tu đúng như thật nên

kết quả nhanh. Sáu căn là cội nguồn tội lỗi, cũng chính sáu căn là gốc giải thoát. Cho
nên mê lầm sáu căn là “lục tặc” (sáu đứa giặc), tỉnh giác sáu căn là “lục thông” (sáu
pháp thần thông). Chúng ta tu mà không nắm được cội rễ này, cứ xoay quanh hình
thức bên ngoài, nên tu cả đời mà ít thấy tiến bộ. Vì tu mà vẫn thấy thị phi, vẫn tranh
hơn thiệt... làm sao hết phiền não, nên càng tu càng xa Niết-bàn.

b) Tâm can đảm không sợ hiểm nguy. -Sau khi Phật hỏi ông định đến đâu yên

tu, Ngài thưa đến phương Tây nước Du-na. Phật liền cảnh cáo dân xứ ấy hung hăng
bạo ngược..., Ngài vẫn không chút nao núng và bạch một cách thoải mái với Phật. Phật
thấy ý chí vững chãi và tâm hiền hòa bao dung của Ngài, nên đồng ý cho đi. Chính
Phật cũng thấy trước là Ngài sẽ thành công, nên bảo “ông nên đến đó độ những người
chưa được độ”. Nếu chỉ riêng ý chí kiên cường xem thường họa hoạn cũng chưa đủ
cho Ngài sớm đắc đạo, còn nhờ tâm đại hỉ xả dù gặp cảnh nào vẫn thấy người ta còn
tốt. Mặc người đối xử cách nào, Ngài vẫn không ôm một chút oán hờn thù giận. Ngược

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.