BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 101

không trộm cướp, không tà dâm; nơi miệng không nói dối, không nói hai lưỡi (nói lật
lọng), không nói hung dữ, không nói thêu dệt; nơi ý bớt tham, bớt sân, không tà kiến.
Tà kiến là nhận định lệch lạc không đúng lẽ thật, gốc từ si mê mà ra. Phật dạy: “Thấy
đúng nhân quả là chánh kiến, thấy sai nhân quả là tà kiến.” Ba nghiệp biết tu thiện là
tạo nguồn an lạc hiện tại và mai sau.

Ngược lại, ba nghiệp tạo đầy đủ mười điều ác là nhân của địa ngục. Địa ngục là

đường khổ nhất trong sáu đường luân hồi. Đâu đợi xuống địa ngục mới khổ, ngay
trong cuộc sống hiện tại này, nếu người làm đủ mười điều ác, sẽ thấy một đời hoàn
toàn đau khổ. Chúng ta thử nhìn người ưa sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai
lưỡi, nói thêu dệt, tham lam, sân hận, tà kiến có lúc nào họ được yên ổn đâu. Dù họ ở
địa vị thế nào trong xã hội, bản thân và tâm hồn họ vẫn đen tối và đau khổ dài dài.

Phật dạy người Phật tử tu thập thiện cốt để đầy đủ phước đức, đời sau sanh ra sẽ

được thỏa mãn mọi nhu cầu trong cõi dục giới này. Song đây chưa phải là lối tu giải
thoát, đau khổ cứu kính, cần tiến lên những bậc trên nữa mới hoàn toàn giải thoát đau
khổ. Tuy nhiên, trên đường tu, trước giữ năm giới, kế tu thập thiện là cơ bản là hai nấc
thang đầu trên cây thang giải thoát. Thiếu nó, người tu sẽ chới với không thể tiến lên
được.

GIÁC NGỘ DỨT NGHIỆP

Sanh tử gốc do nghiệp dẫn, muốn hết sanh tử phải hết nghiệp. Nghiệp phát xuất

từ thân miệng ý, song chủ động là ý. Ý có nghĩ lành dữ, thân miệng mới tạo nghiệp
lành dữ. Ý lặng rồi thì thân miệng đâu còn cơ sở tạo nghiệp. Như chiếc xe lăn bánh
chạy trên đường, gốc từ cháy xăng nổ máy, muốn xe dừng thì phải hãm xăng tắt máy.
Cái chủ động đã dừng, các bộ phận bị động cũng dừng. Người tu quyết giải thoát luân
hồi, sanh tử phải chận đứng ý nghiệp. Khi nào ý nghiệp vắng bặt rồi, chắc chắn mình
thoát ly sanh tử. Phương tiện dừng ý nghiệp: Phật dạy có nhiều lối, gọi là những pháp
môn tu. Pháp môn tu Thiền, pháp môn tu Tịnh độ... Mỗi pháp môn đều nhằm đập chết
con khỉ ý thức. Tu thiền phải được định, niệm Phật phải nhất tâm. Đã định thì ý thức
đâu còn hoạt động, nhất tâm thì con khỉ ý đã chết lịm rồi. Vì thế tu thiền đến DIệT
TậN ĐịNH THÌ NHậP NIếT-BÀN (VÔ SANH), NIệM PHậT ĐếN NHấT TÂM BấT
LOạN THÌ thấy Phật A-di-đà đến đón về Cực Lạc. Nhập Niết-bàn thì không còn sanh
tử, về Cực Lạc thì hết luân hồi trong lục đạo. Được về Cực LạC (VUI TộT) HAY
NHậP NIếT-BÀN (VÔ SANH) MớI THậT LÀ GIảI THOÁT KHổ ĐAU HOÀN toàn
miên viễn. Đây là chỗ đức Phật Thích-ca nhằm hướng dẫn chúng sanh đạt đến.

Muốn niệm Phật được nhất tâm phải tin chắc về sự, hoặc nhận thực về lý. Tin

chắc về sự, là tin có cõi Cực Lạc, có đức Phật A-di-đà tiếp dẫn, tin mình niệm Phật sẽ
được vãng sanh. Nhận thực về lý, là nhận rõ tâm tịnh thì độ tịnh. Phật A-di-đà là tánh
giác của mình, phương pháp niệm Phật là một cách lóng lặng cho tâm mình thanh tịnh,
có câu “Tự tánh Di-đà, duy tâm Tịnh Độ”. Đã đủ lòng tin hay nhận thực ấy rồi, hành
giả bắt đầu thực hành bằng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà. Miệng niệm lỗ tai lắng
nghe, phải nghe rõ ràng từng tiếng niệm của mình, dù niệm thầm cũng vậy. Niệm có
chuỗi cũng tốt, không chuỗi cũng được. Cốt yếu cột tâm trong sáu chữ Di-đà, không
cho tâm phóng chạy ra ngoài. Ban đầu niệm Phật có thời khóa hay có số chuỗi, sau
quen rồi trong bốn oai nghi, trong mọi hoạt động đều nhớ niệm Phật. Chỉ ngoài giờ
ngủ ra, tất cả giờ đều là giờ niệm Phật. Người niệm Phật tin về sự, sau thời niệm Phật
đều phát nguyện hồi hướng sanh về Cực Lạc. Cõi Cực Lạc là mục tiêu qui hướng tuyệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.