BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 110

HIỆU DỤNG CHỮ TỨC TRONG SỰ TU HÀNH

Hiểu rõ chữ TỨC có công hiệu rất lớn trong việc tu hành. A tức là B, thì A

không thật A, B tức là A thì B không thật B. Muôn vật tùy duyên thay hình đổi dạng,
có cái gì cố định mà chấp. Bệnh lớn của con người là cố chấp, chấp càng nặng thì khổ
càng nhiều. Mỗi người chấp theo cái thấy, cái nghe, cái sở học, cái suy nghĩ, cái tưởng
tượng của mình hoặc của nhóm người thân mình, nếu người khác thấy đồng cái thấy
của mình, nhóm mình thì thân; thấy khác cái thấy cái chấp của mình, nhóm mình thì
thù. Đây là gốc đấu tranh gây ra đau khổ cho nhân loại. Sự vật là một dòng biến thiên,
mà mình nhìn theo cái chấp cố định thì làm sao thấy được lẽ thật, làm sao đem lại sự
an bình. Con người khủng khiếp hãi hùng khi nghe tin mình sắp chết. Sợ chết vì chấp
thân là chắc thật lâu dài, bỗng dưng nó sắp tan hoại nên hoảng sợ. Sự nghiệp tài sản
cũng chấp cố định bền lâu, xảy ra tai nạn hỏa hoạn, binh đao, trộm cướp... khiến phải
tan hoại, người ta sẽ đau khổ vô hạn. Tình cảm bạn bè, thân hữu..., chấp mãi mãi
không đổi thay; một khi gặp cảnh đổi thay, người ta sẽ thảm sầu vô kể.

Người nắm vững nguyên tắc “các pháp không cố định”, mọi cố chấp trên từ từ

tan rã, khổ đau, sầu thảm, hoảng sợ, hãi hùng dần dần tan biến theo mây khói. Thân
sắp chết, sự nghiệp tan vỡ, bạn bè chia lìa... cũng là lẽ đương nhiên trong dòng biến
thiên của vạn vật. Chúng ta chưa can đảm cười trước cảnh ấy, song cũng can đảm nhìn
chúng trôi qua với tâm niệm an bình. Bởi người tu hành là huân tập phát minh những
lẽ thật ấy. Sở dĩ hiện nay có lắm người tu khi gặp hoàn cảnh tang thương biến cố liền
hoảng sợ bất an, do họ không phát minh những lẽ thật này. Họ nghĩ rằng tụng kinh
nhiều, niệm Phật lắm, cúng kính hậu là đầy đủ công phu tu hành. Tu bằng cách nhắm
ra ngoài, chạy theo hình thức làm sao đạt được lẽ thật, mà làm suy giảm khổ đau. Họ
càng tu thì chấp càng nặng, chấp nặng thì đau khổ càng nhiều. Thế là, tu chỉ tăng khổ,
chớ không hết khổ.

A tức là B, thì A không thật là A, B tức là A, thì B không thật là B, hai bên đều

không cố định. Đã không cố định thì làm sao dám bảo là thật. Hai bên đều không thật
thì không thể thành hai. Bởi không thể thành hai là tiến thẳng vào “Pháp môn bất nhị”.
Thấy vạn vật đối đãi không thật, còn gì để lý giải luận bàn. Vừa phát ra ngôn ngữ là
nằm trong đối đãi, đối đãi thuộc hai bên. Muốn chỉ chỗ cứu kính của “Pháp môn bất
nhị”, ngài Duy-ma-cật chỉ còn cách lên tòa ngồi lặng thinh. Chính thế mà Bồ-tát Văn-
thù tán thán không tiếc lời.

THẤY THÂN GIẢ DỐI CÓ PHẢI QUAN NIỆM CHÁN ĐỜI

CHĂNG?

Đa số người nghe trong kinh Phật nói “xem thân như huyễn hóa” cho là tâm

trạng bi quan, yếm thế. Trái lại, nhà Phật thấy thân như huyễn hóa là sức mạnh để làm
lợi ích chúng sanh. Như nói “Bồ-tát lấy thân như huyễn độ chúng hữu tình như
huyễn”, bởi Bồ-tát thấy thân hình không thật nên sẵn sàng lăn xả vào làm việc lợi ích
chúng sanh, dù gặp khó khăn nguy hiểm cũng không ngán sợ, vì thân như huyễn có
mất cũng không gì quan trọng. Thấy chúng hữu tình như huyễn nên độ chúng sanh mà
không chấp nhân ngã. Thấy thân như huyễn, khiến người ta mạnh mẽ lên, không còn
hãi sợ, trước vạn vật biến thiên mà tâm hồn mình vẫn an nhiên tự tại... Ta hãy nghe bài
kệ của Thiền sư Vạn Hạnh:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.