BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 112

Nếu thân này là thật, phải có bảo đảm tồn tại trong thời gian bao lâu. Quả thật

không dám bảo đảm, làm sao nói thân này là thật được. Có người ra chợ mua hàng,
thấy món hàng vừa ý muốn mua, song còn ngại đồ giả. Chàng ta hỏi cô bán hàng: Đây
là đồ thật hay đồ giả? Cô bán hàng đáp: Đồ thật! Tôi bảo đảm ông đồ tốt lâu bền... có
thật mới dám bảo đảm, nếu giả đâu dám bảo đảm, trừ kẻ bướng. Thân này đã không,
có ai dám bảo đảm, nói giả dối là hợp lý còn gì nghi ngờ. Song nói giả dối hay huyễn
hóa để chỉ sự có mặt của nó rất tạm bợ không lâu bền, không chủ tể, chớ chẳng phải
không ngơ, không có gì hết. Có người bảo đạo Phật nói thân như huyễn hóa, tại sao
các người tu theo Phật vẫn ăn, vẫn mặc v.v... và v.v...? Biết thân huyễn hóa là thấy nó
có một cách tạm bợ ngắn ngủi, dễ tan hoại, chẳng phải là không, sự ăn mặc đối với nó
là lẽ thường có gì phải nghi. Thấy được lẽ thật tạm bợ của thân này, chúng ta phá được
cái chấp ngã sai lầm vô lý, dừng tay, không tạo nghiệp ác, đem lại sự cảm thông tương
trợ lẫn nhau, để được chút an vui trong cuộc đời tạm bợ.

THẤY THÂN HUYỄN HÓA ĐỂ TRỪ TAM ĐỘC

Tham, sân, si là ba con rắn độc sát hại người không thể kể xiết. Chẳng những

chúng giết hại người trong đời này, mà còn gây họa ương không biết bao nhiêu kiếp
nữa. Còn tham sân si là con người còn đau khổ. Thấy thân như huyễn hóa là lối nhìn
đúng như thật bằng con mắt trí tuệ. Con mắt trí tuệ mở sáng thì si mê tan biến là phá
được si. Si đã tan thì tham theo đó mà dừng. Tham hết thì sân không còn lý do trỗi
dậy. Bởi si mê nên thân duyên hợp hư dối ta tưởng lầm là chân thật quí báu. Do tưởng
thân thật quí, nên sanh lòng tham muốn thu góp mọi nhu cầu mà thân yêu thích. Sự thu
góp bị ngăn trở liền nổi sân lên. Thế là, từ si khởi tham, từ tham sanh sân, tạo nghiệp
gây khổ cho mình cho người. Hành giả biết rõ cội gốc của tam độc là si mê dùng cây
xẻng trí tuệ bứng tung gốc si mê lên. Gốc si mê đã tróc thì thân tham và cành lá sân
cũng đổ ngã theo, cây tam độc ngang đây sẽ khô khan rã mục. Quả là chúng ta đã tháo
được cây chốt cửa giải thoát. Bài kinh Bát-nhã bổ khuyết cho tất cả thời khóa tu tập
chủ yếu là ở chỗ này. Chúng ta tu theo đạo Phật là đi trên con đường giác ngộ, nếu
không thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ thì mục đích giác ngộ ắt phải xa vời. Kinh Pháp Cú
Phật dạy “các ông tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Trong mười hai
nhân duyên, bắt đầu từ vô minh. Từ vô minh tiếp nối đến sanh tử là lưu chuyển. Vô
minh diệt cho đến sanh tử diệt là hoàn diệt. Do vô minh dẫn mãi đi trong luân hồi sanh
tử. Vô minh là tên khác của si mê. Chúng ta đã thấy đích thực bộ mặt ác độc của hắn
rồi, không ra tay tiêu diệt hắn, biết bao giờ chúng ta mới hết khổ. Vì thế, hành giả
thẳng tay trừng trị đích đáng kẻ ác độc này, với cây kiếm trí tuệ cầm sẵn trong tay. Bất
cứ nơi chốn nào, thời gian nào, hành giả hằng lia kiếm trí tuệ, bọn quân si mê ngã rạp
không còn một đứa dám xáp lại gần là thắng trận, trên đường tiến đến thành giác ngộ.
Ngược lại, là kẻ bại trận không thể cứu.

THẤY THÂN HUYỄN HÓA ĐẠT ĐẾN KHÔNG HUYỄN HÓA

Lý do không bi quan của đạo Phật là thấy thân huyễn hóa để đạt đến không

huyễn hóa. Không phải như những kẻ phàm phu tục tử, có lúc nhàn hạ ngồi yên suy
gẫm cuộc đời, thấy nó ngắn ngủi tạm bợ đâm ra chán chường kinh hoảng. Thấy cuộc
sống đi vào ngõ cụt, họ ê chề chán ngán có khi liều mình tự tử. Hành giả dùng trí tuệ
quán sát thấy thân đúng lẽ thật, nó hư dối tạm bợ không có gì đáng quí. Song lại có cái
chân thật tàng ẩn trong ấy, chỉ có người đạt đạo mới thấy được. Ta hãy nghe ba câu
trong bài ca Chứng Đạo của Thiền sư Huyền Giác:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.